Nước dừa là loại nước hoa quả lành tính, mang nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên suy thận có uống được nước dừa không là câu hỏi của nhiều người bệnh.
Nội dung chính
Suy thận có uống được nước dừa không?
Theo bác sĩ Trường Dược Sài Gòn nước dừa vốn nổi tiếng là loại nước giải khát tự nhiên bổ sung nhiều dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể. Trong nước dừa có chứa nhiều loại vitamin, canxi, natri, kali,…Các công dụng không thể không kể đến của nước dừa như:
- Giải nhiệt, bổ sung nước, bù chất điện giải cho cơ thể
- Cải thiện chức năng hoạt động của hệ bài tiết, giúp lợi tiểu
- Nâng cao miễn dịch cho cơ thể, tăng sức đề kháng
Nếu vậy, liệu người bị suy thận có uống được nước dừa được không? Người bị suy thận vẫn có thể sử dụng nước dừa nhưng ở mức độ hạn chế, không nên uống thường xuyên. Đặc biệt đối với những người bị suy thận mạn nếu muốn uống nước dừa cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bệnh nhân suy thận khi uống nhiều nước dừa sẽ làm tăng hàm lượng Kali, Natri trong máu khiến thận phải hoạt động nhiều gây ra:
- Chức năng của thận hoạt động kém dẫn tới suy thận.
- Kích thích bài tiết nhiều gây mất chất điện phân, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.
- Tạo sức ép lên hai quả thận khiến chúng phải làm việc quá sức để đào thải lượng nước ra ngoài.
Người bệnh vẫn CÓ THỂ UỐNG nước dừa nhưng không nên sử dụng thường xuyên.
Suy thận nên uống nước gì tốt? Nên tránh uống nước nào?
Các loại nước tốt cho người bị suy thận
Điều dưỡng viên cho biết, việc ăn uống phù hợp góp phần rất lớn giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Các thức uống phổ biến, dễ thực hiện đồng thời giúp người bệnh suy thận khỏe mạnh hơn gồm:
- Nước đậu đen: Sử dụng hạt đỗ đen đã phơi khô hoặc rang cùng nước nóng như hãm trà rồi uống. Bạn cũng có thể đun đỗ đen tươi với một lượng nhỏ đường cho dễ uống rồi chắt lấy nước. Trong đỗ đen có chứa nhiều muối khoáng, vitamin B, sắt,…giúp thận thải độc tốt hơn.
- Nước râu ngô: Râu ngô rửa sạch đun cùng nước rồi chắt lấy nước uống hàng ngày. Nước râu ngô có tác dụng giảm đi tiểu, thải độc tố, thanh lọc cơ thể.
- Nước ép dâu tây: Có chứa chất chống oxy hóa giúp tạo màng bảo vệ cho thận trước sự tấn công của các tác nhân có hại. Ngoài ra chúng còn giúp cải thiện khả năng đào thải độc tố của thận.
- Nước ép dứa: Chứa enzyme giúp phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch của thận.
- Nước ép dưa hấu: Giúp thận loại bỏ các chất độc tích tụ trong cơ thể, giảm áp lực đào thải.
- Nước ép củ cải: Betaine trong nước ép củ cải giúp tăng nồng độ axit trong nước tiểu giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất thải của thận.
- Nước bí đao: Bí gọt sạch vỏ rồi ép lấy nước uống hàng ngày.
- Nước đỗ đen, sắc quế nhục và đại táo: Nguyên liệu gồm 15g quế nhục, 50g đỗ đen, 50g đại táo. Đun tất cả nguyên liệu cùng 1 lít nước đến khi cô lại còn khoảng 200ml. Chia lượng nước thu được thành 2 phần để uống vào buổi sáng và tối.
- Nước bầu khô: Nguyên liệu gồm 120g bầu khô. Đun bầu khô cùng nước rồi chắt lấy nước uống ngày 2 lần. Có thể điều chỉnh liều lượng để phù hợp với từng tình trạng bệnh.
- Nước rễ cây vạn niên thanh, lá chè: Nguyên liệu gồm rễ cây vạn niên thanh , lá chè mỗi loại 4g. Sắc nguyên liệu cùng nước rồi chắt lấy nước uống.
- Nước lá sen: Nghe tên thức uống có vẻ lạ nhưng đây là thức uống có tác dụng bổ thận, thanh nhiệt. Theo y học, lá sen có vị đắng chát, tính bình. Nguyên liệu gồm lá sen, trần bì. Rửa sạch rồi mang nguyên liệu đun cùng nước, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày thay nước lọc.

Người bị suy thận nên tránh uống nước nào?
Người bị suy thận không nên sử dụng đồ uống có ga, có cồn và các chất kích thích, cụ thể:
- Nước có ga: Trong nước có ga có chứa nhiều caffeine khiến huyết áp thiếu sự ổn định, dẫn tới suy giảm chức năng thận, thận yếu. Những chất hóa học trong nước có ga rất có hại cho cơ thể, đặc biệt đối với những người có thói quen uống nước có ga.
- Đồ uống có cồn: Thường xuyên uống rượu bia sẽ gây hại cho cả những người khỏe mạnh lẫn người bị suy thận. Nồng độ cồn trong máu cao khiến thận phải làm việc liên tục để lọc máu. Bên cạnh đó các bộ phận khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng.
- Nước có chứa muối: Các loại nước có chứa muối cũng đều không tốt cho người bị suy thận. Dư thừa natri khiến thận phải làm việc nhiều hơn bình thường để cân bằng khoáng chất và lọc máu dẫn tới tổn thương thận.
Ngoài việc điều trị suy thận bằng thuốc thì bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng khuyến cáo người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt. Thói quen sinh hoạt và ăn uống khoa học sẽ phần nào hỗ trợ việc chữa bệnh hiệu quả hơn.