Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng rụng tóc ở tuổi dậy thì?

Rụng tóc tuổi dậy thì là hiện tượng tóc rụng nhiều hơn 100 sợi mỗi ngày. Việc tìm ra đúng thủ phạm gây rụng tóc tuổi dậy thì chính là chìa khóa giúp các bạn trẻ khắc phục được rắc rối này.

Hiện tượng rụng tóc ở tuổi dậy thì

Hiện tượng rụng tóc ở tuổi dậy thì

Hãy theo dõi bài viết sau đây để được các Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn về nguyên nhân dẫn tới hiện tượng rụng tóc ở tuổi dậy thì!

Hiện tượng rụng tóc ở tuổi dậy thì

Rụng tóc ở tuổi dậy thì là hiện tượng phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 11 – 17 tuổi. Bình thường, tóc của chúng ta có thể rụng từ 25 – 100 sợi mỗi ngày, điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, khi bị rụng tóc, các bạn tuổi teen có thể mất hơn 100 sợi mỗi ngày.


Kèm theo đó, các em có thể gặp các dấu hiệu khác như: Gàu, ngứa da đầu, viêm đỏ ở da đầu hoặc chân tóc, tóc khô và chẻ ngọn. Cũng như ở lứa tuổi khác, rụng tóc tuổi dậy thì được chia thành các dạng sau:


  • Rụng tóc từng vùng: Tức rụng tóc thành đám, tóc rụng khu trú trong một vùng cụ thể có đường kính khoảng vài cm. Vùng da nơi tóc rụng trơn nhẵn, không đau, không ngứa và không có dấu hiệu viêm nhiễm.

  • Rụng tóc toàn thể : Đầu bị rụng tóc hoàn toàn

  • Rụng tóc toàn bộ: Ngoài hiện tượng rụng tóc, cả lông mày, lông mi và lông ở các vùng khác trên cơ thể cũng bị rụng.

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng rụng tóc ở tuổi dậy thì

Rối loạn nội tiết tố: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc ở tuổi 11, 12 cũng như các lứa tuổi khác trong giai đoạn dậy thì. Trong giai đoạn này, các em phải trải qua sự thay đổi lớn về nội tiết tố dẫn đến nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý, sự phát triển thể chất. Ngoài ra, hiện tượng rối loạn nội tiết tố còn ảnh hưởng cả đến giọng nói, làn da và mái tóc của tuổi dậy thì. Tóc của các em có thể trở nên yếu hơn, dễ bị gãy rụng và xơ rối.


Thiếu chất dinh dưỡng: Một số trẻ trong lứa tuổi dậy thì bị rụng tóc do chế độ ăn uống không đầy đủ. Điều này khiến cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe của tóc như sắt, protein các vitamin nhóm B, C.


Thói quen ăn uống kém khoa học: Các bạn tuổi teen thường có sở thích ăn vặt, ăn nhiều đồ ăn nhanh nhiều chất béo nhưng lại ít chất dinh dưỡng có lợi. Ngoài ra, nhiều bạn ngoài giờ học trên trường còn phải đi học thêm học thêm nên ăn uống không đúng giờ giấc. Đây chính là nguyên nhân gây rụng tóc ở tuổi dậy thì.


Dùng các sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp: Sử dụng dầu gội đầu, xịt dưỡng tóc hay các sản phẩm chăm sóc tóc khác kém chất lượng, chứa nhiều hóa chất độc hại hoặc có thành phần không phù hợp cũng có thể khiến tuổi dậy thì bị rụng tóc. Khi tiếp xúc với da đầu, chúng gây kích ứng, làm suy yếu các nang tóc. Lâu dần sẽ khiến tóc bắt đầu rụng nhiều bất thường.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

Giải pháp để phòng rụng tóc ở tuổi dậy thì

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, để cải thiện tình trạng rụng tóc, trong bữa ăn của tuổi dậy thì nên có các thực phẩm sau:


  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Bao gồm dâu tây, kiwi, xoài, ớt chuông, rau lá xanh và các loại trái cây họ cam, quýt. Chúng giúp tăng cường hấp thu chất sắt để cơ thể tái tạo máu nuôi dưỡng tóc, đồng thời giúp nang tóc và da đầu có sức đề kháng tốt hơn.

  • Các thức ăn giàu đạm: Protein là chất liệu chính được cơ thể sử dụng để tạo nên tóc. Chính vì vậy, nếu không may bị rụng tóc ở tuổi dậy thì, bạn nên ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt đỏ, cá, trứng, sữa…

  • Thực phẩm giàu vitamin E: Loại vitamin này nổi tiếng với tác dụng dưỡng ẩm, chống xơ rối tóc. Đồng thời nó cũng giúp tạo ra lớp màng bảo vệ tóc trước tác hại của ánh nắng mặt trời. Vitamin E được tìm thấy nhiều trong dầu thực vật, các loại hạt, rau bina, quả bơ, bông cải xanh.

  • Thực phẩm chứa vitamin B1, B6: Chẳng hạn như nấm, dâu tây, bột yến mạch, hạt điều, sữa chua, hạnh nhân, hải sản, đậu xanh, đậu đen… Vitamin B1 có tác dụng cải thiện quá trình trao đổi chất dưới da, chống oxy hóa tóc, ngăn ngừa gãy rụng tóc ở tuổi dậy thì. Trong khi đó, vitamin B6 lại giúp chống lại các protein gây hại cho tóc, giúp tóc chắc khỏe hơn.

  • Các thức ăn giàu chất sắt: Thiếu sắt là nguyên nhân khiến cơ thể bị thiếu máu và gây ra tình trạng rụng tóc ở một số trẻ trong tuổi dậy thì. Để hạn chế rụng tóc, các bạn tuổi teen nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như củ dền đỏ, gan, đậu phụ, cải bó xôi, gà tây, các loại hạt, cà chua, chocolate đen.

  • Uống nhiều nước: Ở tuổi dậy thì, cơ thể cần được cung cấp khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Nước sẽ giúp quá trình lưu thông máu được thông suốt và hỗ trợ vận chuyển các chất dinh dưỡng đến nuôi tóc. Uống nước lọc hay uống nước trái cây đều tốt. Tuy nhiên, cần hạn chế tiêu thụ nước ngọt, cà phê hay trà sữa vì chúng không tốt cho sức khỏe, lại góp phần khiến tóc bị rụng nhiều hơn.


Các thực phẩm có thể khiến tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì thêm trầm trọng cần tránh:


  • Bánh kẹo ngọt

  • Thực phẩm đóng hộp

  • Thức ăn nhanh

  • Đồ chiên

  • Thức ăn cay có tính kích thích như ớt, tiêu.


Bài viết trên đây là những chia sẻ về hiện tượng rụng tóc ở tuổi dậy thì được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc.

Xét tuyển trực tuyến