Nội dung chính
Nguyên nhân gây bệnh hắc lào là gì? Triệu chứng ra sao và cách điều trị bệnh hắc lào như thế nào? Cùng chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh hắc lào
- Những điều bạn cần biết về bệnh Zona thần kinh
- Bệnh ghẻ có khả năng lây nhiễm sang người khác hay không?

Nguyên nhân gây bệnh hắc lào là gì?
Mặc dù có vô vàn loài nấm men, nấm mốc và nấm, nhưng chỉ có một số ít gây ra bệnh ngoài da. Các tác nhân này được gọi là nấm da (dermatophytes). Các loại nấm này có thể gây nhiễm trùng và bệnh da liễu.
Nấm da sống trên lớp protein keratin chết trên da, hiếm khi xâm lấn sâu hơn vào cơ thể và không thể sống trên màng nhầy, chẳng hạn như ở miệng hoặc âm đạo.
Tên khoa học phổ biến nhất của các loại nấm da gây bệnh hắc lào bao gồm:
- Trichophyton rubrum
- Trichophyton tonurans
- Trichophyton interdigitale
- Trichophyton mentagrophytes
- Microsporum canis
- Epidermophyton floccosum.
Một số loại nấm chỉ sống trên da, tóc hoặc móng tay. Một số sống trên động vật và đôi khi bị lây sang người. Chúng cũng có thể sống trong đất. Thường rất khó hoặc không thể xác định được nguồn gốc của nấm da trên cơ thể người. Nấm có thể lây lan từ người sang người (anthropophilic), từ động vật sang người (zoophilic) hoặc từ đất sang người (geophilic).
Nhiệt và độ ẩm giúp nấm sinh trưởng và phát triển tốt, bởi vậy, hắc lào thường xuất hiện ở các nếp gấp da, như ở vùng háng hoặc kẽ ngón chân.
Những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hắc lào:
- Tiếp xúc gần với người bị hắc lào hoặc động vật mang nấm
- Sống trong khí hậu ấm áp
- Dùng chung vật dụng cá nhân với người bị nhiễm nấm, như khăn trải giường, quần áo, khăn tắm…
- Có hệ miễn dịch bị suy yếu
- Tham gia vào các hoạt động thể chất liên quan đến tiếp xúc da kề da, như đấu vật
- Mặc quần áo chật
Triệu chứng của bệnh hắc lào ra sao?
Người bệnh sẽ không nhận thấy bản thân bị lây nhiễm nấm ngay lập tức. Thông thường phải mất đến 2 tuần trước khi bạn bắt đầu nhận thấy các triệu chứng.
Bao gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn ban đầu: Trong giai đoạn này, bạn có thể nhìn thấy một mảng da đột nhiên có màu hồng hoặc đỏ. Đôi khi, da trở nên khô và có vảy.
- Giai đoạn thứ hai: Trong giai đoạn này, bạn sẽ thấy các mảng da bị phát ban tăng kích thước. Trung tâm của phát ban có thể có trạng thái giống với làn da khỏe mạnh, nhưng có vảy ở viền.
Vì hắc lào rất dễ lây lan, nên hãy điều trị ngay khi những dấu hiệu đầu tiên xuất hiện.
Triệu chứng chung của hắc lào là ngứa, xuất hiện các đốm đỏ hoặc nâu hình vòng hoặc bầu dục. Tùy vào từng vị trí, hắc lào sẽ có những triệu chứng khác.
Bao gồm:
Hắc lào trên da (tinea trais)
- Ảnh hưởng tới các vùng da lớn trên cơ thể, như cánh tay, chân, cổ, lưng, bụng…
- Bệnh thường tạo ra các đốm tròn cổ điển với 2 giai đoạn đề cập ở trên.
Hắc lào ở bàn chân (tinea pedis)
- Triệu chứng bao gồm đỏ, sưng, bong tróc, ngứa da ở kẽ các ngón chân. Đế và gót chân cũng có thể bị ảnh hưởng.
- Trong trường hợp nghiêm trọng, da trên bàn chân có thể bị phồng rộp.
Hắc lào ở da đầu (tinea capitis)
- Nổi mẩn đỏ trên da đầu, có thể làm rụng tóc, gây ngứa đầu và có vảy trên da đầu.
- Thường gặp ở trẻ nhỏ, từ 3 – 7 tuổi. Phần lớn là do trẻ thường chơi đùa và chạm vào bề mặt bẩn bằng da trần, đồng thời do trẻ có hệ miễn dịch yếu.
Hắc lào ở da mặt (tinea faciei)
- Xuất hiện trên da mặt, trừ vùng có râu. Trên mặt, hắc lào hiếm khi có hình đốm tròn. Bệnh thường gây ra các mảng vảy màu đỏ không rõ viền.
Hắc lào ở vùng râu và mặt (tinea barbae)
- Các đốm sưng và có vảy, xuất hiện trên má, cảm và phần cổ trên.
- Các đốm có thể mưng, đầy mủ và gây rụng râu.
Hắc lào ở háng (tinea cruris)
- Bệnh hắc lào ở vùng kín này có triệu chứng nổi mẩn màu nâu đỏ và kéo dài từ bẹn xuống 1 hoặc hoặc cả 2 đùi
Hắc lào ở bàn tay (tinea manus)
- Gặp ở bàn tay, đặc biệt là lòng bàn tay và kẽ ngón tay.
- Hắc lào thường khiến da dày lên, thường chỉ xuất hiện ở một tay.
Hắc lào ở móng (tinea unguium)
- Thường gọi là nấm móng.
- Có triệu chứng là móng chân hoặc tay ngả vàng, dày lên và dễ gãy.
Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn hướng dẫn thuốc trị hắc lào hiệu quả
Bệnh hắc lào chữa như thế nào phụ thuộc vào mức độ và vị trí của hắc lào trên cơ thể. Một số dạng hắc lào có thể được điều trị bằng thuốc không kê đơn, nhưng các dạng hắc lào khác cần được điều trị bằng thuốc kháng nấm bán theo đơn.

Clotrimazole
Hắc lào trên da, như hắc lào ở chân hoặc ở háng, thường có thể được điều trị bằng các loại kem chống nấm không cần kê đơn, kem dưỡng da hoặc bột bôi trong 2 đến 4 tuần. Có nhiều sản phẩm không kê đơn có sẵn để điều trị hắc lào, bao gồm:
- Clotrimazole (Lotrimin hoặc Mycelex)
- Miconazole (Aloe Vesta Antifungal, Azolen, Baza Antifungal, Carrington Antifungal, Critic Aid Clear, Cruex Prescription Strength, DermaFungal, Desenex, Fungoid Tincture, Micaderm, Micatin, Micro-Guard, Miranel, Mitrazol, Podactin, Remedy Antifungal, Secura Antifungal)
- Terbinafine (Lamisil)
- Ketoconazole (Xolegel)
Đối với các loại kem, thuốc bôi hoặc bột không kê đơn, hãy làm theo hướng dẫn trên bao bì. Nếu tình trạng hắc lào không thuyên giảm hoặc trở nên nặng hơn, hãy đi khám chuyên khoa da liễu ngay.
Đối với hắc lào trên da đầu hoặc nấm móng, bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng thuốc kháng nấm bán theo đơn dùng theo đường uống từ 1 đến 3 tháng. Các loại thuốc bôi hay thuốc bột dùng ngoài da không có tác dụng đối với hắc lào trên da đầu.
Thuốc chống nấm bán theo đơn dùng để điều trị hắc lào trên da đầu thường là:
- Griseofulvin (Gris-PEG hoặc Grifulvin V)
- Terbinafine
- Itraconazole (Onmel, Sporanox)
- Fluconazole (Diflucan)
Nếu bạn bị hắc lào khi mang thai, một số loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng mà không gây ra bất lợi nào cho thai nhi.
Một số thuốc bôi trị hắc lào thường gặp:
- Ciclopirox (Loprox)
- Clotrimazole (Lotrimin)
- Naftifine (Naftin)
- Oxiconazole (Oxistat)
- Terbinafine
Tuy nhiên, hãy luôn nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong khi mang thai hoặc đang cho con bú.
Phụ nữ mang thai nên tránh một số thuốc sau đây vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn:
- Ketoconazole (dạng uống)
- Miconazole (dạng uống)
Các bác sĩ thường không khuyên dùng thuốc dạng uống để điều trị nhiễm nấm trong thai kỳ.