Nội dung chính
Tán sỏi niệu quản là phương pháp điều trị bệnh sỏi niệu quản khá phổ biến. Vậy khi nào có thể thực hiện phương pháp này? Các kỹ thuật tán sỏi phổ biến hiện này là gì?
- Biện pháp chăm sóc trẻ sốt phát ban tại nhà an toàn hiệu quả
- Tìm hiểu một số vấn đề thường gặp ở niệu quản

Sỏi niệu quản
Phương pháp này được áp dụng với những trường hợp sỏi có kích thước tương đối nhưng không có đáp ứng với điều trị nội khoa. Tuy nhiên tán sỏi niệu quản thường không được chỉ định với các trường hợp nam giới hẹp niệu đạo, hẹp niệu quản phần phía dưới sỏi và người đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Phương pháp tán sỏi niệu quản
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, tán sỏi niệu quản là phương pháp xâm lấn tối thiểu sử dụng tia laser, sóng xung kích, từ trường,… để phá vỡ sỏi thành nhiều mảnh nhỏ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để sỏi thoát ra bên ngoài thông qua đường tiểu.
Phương pháp này có mức độ xâm thấp thấp hơn so với mổ lấy sỏi thông thường. Tuy nhiên vì mức độ xâm lấn thấp nên tán sỏi niệu quản chỉ đem lại đáp ứng đối với một số trường hợp nhất định.
Tán sỏi niệu quản là một trong những phương pháp điều trị chính đối với bệnh sỏi niệu quản. Phương pháp này được thực hiện sau khi xét nghiệm chức năng thận, xét nghiệm hình ảnh nhằm xác định vị trí, kích thước sỏi và tình trạng nhiễm trùng ở đường tiết niệu.
Các trường hợp nên thực hiện tán sỏi niệu quản, bao gồm:
- Áp dụng cho sỏi niệu quản ở 1/3 đoạn trên
- Kích thước sỏi nhỏ hơn 10mm (đối với trường hợp tán sỏi ngoài cơ thể) và sỏi từ 0.6 – 2cm (đối với tán sỏi bằng laser)
- Sỏi nhỏ nhưng không có đáp ứng đối với điều trị bảo tồn
Ngoài ra, cần cân nhắc trước khi tán sỏi niệu quản cho các trường hợp sau:
- Bệnh nhân có bất thường về cấu trúc niệu quản
- Nhiễm trùng đường tiết niệu chưa được điều trị dứt điểm
- Hẹp niệu đạo ở nam giới
- Hẹp niệu quản ở phần dưới sỏi
- Rối loạn đông máu
- Phù thận
Các kỹ thuật tán sỏi niệu quản phổ biến
Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật tán sỏi niệu quản. Mỗi kỹ thuật đều có ưu điểm và mặt hạn chế nhất định. Bác sĩ sẽ xem xét vị trí, kích thước sỏi và một số tình trạng sức khỏe có liên quan để chỉ định kỹ thuật tán sỏi niệu quản tương ứng với từng trường hợp.
Tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể
Tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể (tán sỏi niệu quản qua da) sử dụng sóng từ trường đi xuyên qua da và tác động lên viên sỏi. Sỏi niệu quản sau khi có tác động từ sóng từ trường sẽ vỡ ra nhiều mảnh nhỏ sau đó được đào thải ra bên ngoài thông qua đường tiểu.
Kỹ thuật tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể chỉ được thực hiện đối với sỏi niệu quản xảy ra ở 1/3 đoạn trên và có kích thước nhỏ hơn 10mm. Tuy nhiên, tán sỏi niệu quản qua da thường không tác động trực tiếp lên sỏi nên thông thường bệnh nhân cần thực hiện ít nhất 2 lần.
Quy trình thực hiện tán sỏi niệu quản ngoài cơ thể:
- Đặt bệnh nhân nằm ngửa, sao đó bác sĩ sẽ sử dụng gel siêu âm ở vùng da chứa niệu quản.
- Bệnh nhân được sử dụng tai nghe chống ồn để tránh căng thẳng khi nghe âm thanh trong quá trình tán sỏi.
- Bác sĩ tiến hành truyền tĩnh mạch thuốc giảm đau và cầm máu trước khi tán sỏi ít nhất 30 phút.
- Tiến hành tán sỏi.
Tán sỏi niệu quản ngược dòng bằng laser
Tán sỏi niệu quản ngược dòng (tán sỏi niệu quản bằng laser) sử dụng ống nội soi mềm đi qua niệu đạo rồi di chuyển đến bàng quang và niệu quản. Sau đó dùng tia laser để tán sỏi thành nhiều mảnh nhỏ. Kỹ thuật này được áp dụng đối với bệnh nhân có sỏi niệu quản nhỏ hơn 0.5cm nhưng không có đáp ứng sau khi điều trị nội khoa 1 tuần và sỏi niệu quản có kích thước từ 0.6 – 2cm.
Tuy nhiên tán sỏi niệu quản ngược dòng không được chỉ định cho bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu nặng, hẹp niệu đạo ở nam giới, bệnh nhân rối loạn đông máu và hẹp niệu quản đoạn dài dưới sỏi.
Quy trình thực hiện tán sỏi niệu quản ngược dòng:
- Bệnh nhân được gây mê hoặc gây tê tủy sống và đặt ở tư thế phụ khoa.
- Cho ống nội soi đi từ niệu đạo lên niệu quản và cách sỏi khoảng 1mm.
- Sử dụng tia laser có cường độ thích hợp bắn trực tiếp vào viên sỏi để tán vỡ sỏi.
- Với những mảnh vỡ lớn, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để gắp bỏ.
- Thời gian tán sỏi niệu quản ngược dòng chỉ tốn khoảng 50 phút. Bệnh nhân ở lại bệnh viện theo dõi trong vòng 2 ngày, sau đó có thể trở về nhà và tiếp tục sinh hoạt như bình thường.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
Cần chuẩn bị gì trước khi tán sỏi niệu quản?
Hầu hết các trường hợp trước khi tán sỏi niệu quản đều có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên nếu thực hiện gây mê toàn thân (trong kỹ thuật tán sỏi ngược dòng), bạn cần hạn chế sử dụng thuốc lá và đồ uống chứa cồn.
Ngoài ra nếu đang sử dụng các loại thuốc có ảnh hưởng đến tốc độ đông máu (thuốc chống đông máu, Aspirin) hoặc thuốc tác động đến chức năng bài tiết của thận (thuốc lợi tiểu), bạn nên thông báo với bác sĩ. Trong trường hợp này, bạn sĩ có thể yêu cầu bạn ngưng sử dụng thuốc trước khi tán sỏi niệu quản để dự phòng rủi ro phát sinh.
Bên cạnh đó trước khi thực hiện phương pháp này, bạn cần giữ tâm lý thoải mái và lạc quan. Nếu có bất cứ thắc mắc hay lo lắng gì trong quá trình điều trị, nên chủ động trao đổi với bác sĩ để được giải đáp cụ thể.