Những điều cần biết về bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là tình trạng khá đặc trưng, là một tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài. Nó xảy ra khi các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Cha mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em nhé.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ

Những biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là tình trạng khá đặc trưng của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Có khoảng 40% đến 50% trẻ sơ sinh từ một đến bốn tháng xuất hiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày. Vì tỷ lệ trào ngược dạ dày sinh lý ở trẻ sơ sinh cao, điều quan trọng là phải phân biệt giữa đâu là sinh lý bình thường và đâu là triệu chứng bệnh lý. Rất khó phân biệt được giữa nôn bình thường và trào ngược dạ dày.

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược TPHCM cho biết: Không giống như người lớn và trẻ lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không có khả năng diễn đạt các triệu chứng của mình bằng lời nói và một số triệu chứng và dấu hiệu không lời đã được sử dụng làm đại diện.

Trào ngược dạ dày xảy ra khi trào ngược các chất trong dạ dày gây ra phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc gây ra các biến chứng. Các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi.

Các triệu chứng trào ngược dạ dày thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi:

+ Sút cân hoặc tăng cân ít.

+ Khóc và quấy khóc trong và sau khi bú.

+ Nôn mửa hoặc nghẹn sau khi bú.

+ Cáu gắt.

+ Cong ưỡn lưng khi bú (hội chứng Sandifer)

Các triệu chứng trào ngược dạ dày thường gặp ở trẻ trên 1 tuổi:

+ Ợ nóng, nóng rát sau xương ức.

+ Thiếu máu.

+ Buồn nôn và/hoặc nôn.

+ Hôi miệng.

+ Rối loạn giấc ngủ và thức đêm thường xuyên.

+ Đau bụng.

+ Mòn răng.

+ Chứng khó nuốt.

+ Ngưng thở khi ngủ.

Các triệu chứng về hô hấp (ho dai dẳng, viêm phổi tái phát, thở dốc mãn tính, thở khò khè).

Khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản cần lưu ý gì?

Khi trẻ có các dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản, cần đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị phù hợp. Không tự ý mua và sử dụng thuốc cho trẻ. Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp trẻ thoát khỏi các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản:

Đối với trẻ sơ sinh:

+ Một số trẻ bị trào ngược không thể tăng cân vì thường xuyên bị nôn trớ. Có thể bổ sung lượng calo bị mất bằng cách thêm ngũ cốc, gạo vào sữa bột của trẻ.

+ Thay đổi loại sữa công thức nếu trẻ bị dị ứng.

+ Sau khi cho trẻ bú, giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng trong 30 phút.

+ Nếu cho trẻ bú bình, hãy để núm vú đầy sữa. Cách này giúp bé không nuốt quá nhiều không khí trong khi ăn. Sử dụng núm vú cho phép miệng trẻ tiếp xúc tốt với núm vú trong khi bú.

+ Cho trẻ ợ hơi một vài lần khi bú bình hoặc bú mẹ.

+ Nâng cao đầu cũi.

Đối với trẻ em:

+ Theo dõi lượng thức ăn của trẻ. Hạn chế thức ăn chiên và béo, bạc hà, sô cô la, trái cây, nước ép cam quýt, và các sản phẩm từ cà chua,…

+ Cho trẻ ăn các phần nhỏ hơn vào giờ ăn. Thêm đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn. Đừng để trẻ ăn quá nhiều trong một lần ăn

+ Giảm cân cho những trẻ bị thừa cân.

+ Ăn tối sớm, ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ.

+ Không cho trẻ nằm hoặc ngay sau khi ăn.

IMG_6831

Trẻ bị trào ngược thì cần khám định kỳ thế nào?

Thông thường, điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em kết hợp giữa thuốc điều trị nội khoa và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Phương pháp phẫu thuật thường không được ưu tiên lựa chọn.

Thông thường sau đợt điều trì khoảng 1-3 tháng trẻ cần tái khám định kỳ giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh. Hoặc trẻ có dấu hiệu của bệnh hen suyễn hoặc viêm phổi như ho, thở khò khè, khó thở hay nôn liên tục, nôn ra máu cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.

Bác sĩ - Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ: Khi khám định kỳ trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em các bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm, cận lâm sàng để xác định tình trạng và khả năng đáp ứng điều trị đối với trẻ đang điều trị.

+ Xét nghiệm máu: xác định thiếu máu, thiếu hồng cầu,…

+ Chụp X-quang thực quản (có cản quang): phát hiện các bất thường đường tiêu hóa của trẻ.

+ Đo pH thực quản trong 24h: đánh giá lượng acid trào từ dạ dày lên thực quản trong vòng 24h.

+ Nội soi: kiểm tra các tổn thương ở thực quản và dạ dày của trẻ.

+ Nội soi viên nang: phát hiện các khối u, xuất huyết tiêu hóa ở trẻ.

Xét tuyển trực tuyến