Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch. Có nhiều cha mẹ thường chủ quan với bệnh dị ứng mà không biết rằng nó có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của con em mình. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
Trẻ em rất hay dễ mắc các bệnh dị ứng
Phản ứng dị ứng ở trẻ là gì?
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, phản ứng dị ứng là một phản ứng miễn dịch đối với một chất trong môi trường gọi là chất gây dị ứng. Khi bé bị dị ứng tiếp xúc với chất gây dị ứng qua các con đường như chạm, hít phải, ăn hoặc tiêm vào… cơ thể bé nhầm tưởng nó là một kẻ xâm lược nguy hiểm và giải phóng histamines và các hóa chất khác để chống lại nó. Các chất này kích thích cơ thể và gây ra các triệu chứng như sổ mũi, nhảy mũi, ngứa và ho.
Triệu chứng có thể nhẹ hoặc trầm trọng hơn, liên tục do tiếp xúc thường xuyên với chất gây dị ứng. Trong một số trường hợp, chất gây dị ứng có thể gây phản ứng nặng, gọi là sốc phản vệ. Đây là trường hợp khẩn cấp về y tế, vì các triệu chứng bao gồm khó thở và sưng có thể đe dọa tính mạng của bé.
Các chất nào gây nên dị ứng?
Các chất gây dị ứng có thể bao gồm thức ăn, thuốc, côn trùng, súc vật, rệp bụi, nấm mốc và phấn hoa. Chúng có thể gây ra các triệu chứng về đường hô hấp như dị ứng mũi hoặc viêm mũi dị ứng, các triệu chứng về da như chàm, hoặc các vấn đề về đường ruột như dị ứng thực phẩm.

Những dấu hiệu cho thấy con của bạn bị dị ứng
Vì các triệu chứng dị ứng mũi rất giống với các triệu chứng cảm lạnh: chảy nước mũi, ho, nghẹt mũi, hắt hơi nên rất khó phân biệt chúng. Tuy nhiên, cũng không phải là không có cách. Các mẹ cần quan sát trẻ với các dấu hiệu sau và nếu có nhiều hơn một dấu hiệu thì rất có khả năng con của bạn đang bị dị ứng đấy:
+ Bé có thường xuyên cảm lạnh không? Khác với dị ứng cảm lạnh thường kéo dài từ một tuần đến 10 ngày.
+ Bé có các dấu hiệu như khó thở và chảy nước mũi liên tục.
+ Bé thường xuyên lắc mũi, đẩy mũi.
+ Chất nhày trong mũi của trẻ khi bị dị ứng thường mỏng.
+ Bé hắt hơi
+ Đôi mắt của bé ngứa, đỏ và ửng nước.
+ Da dưới mắt bé có màu tối như tím hoặc xanh dương, đây có thể là dị ứng da.
+ Bé hít thở bằng miệng.
+ Bé có biểu hiện ho khan dai dẳng.
+ Da của bé xuất hiện phát ban, đỏ và ngứa.
Ngoài ra, trẻ bị dị ứng mũi cũng dễ bị nhiễm trùng tai, hen suyễn, và nhiễm trùng xoang.
Làm thế nào để chống dị ứng trong nhà bạn?
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ, cần tìm hiểu các phương pháp đơn giản làm giảm bụi bẩn, mùi hôi vật nuôi và các chất gây dị ứng khác trong nhà.
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi không có khả năng bị sốt cao. Những dị ứng theo mùa do các nguyên nhân như phấn hoa và cỏ thường không làm ảnh hưởng đến bé cho đến khi bé được 3 đến 4 tuổi. Nguyên nhân là do sự phơi nhiễm với từng loại phấn hoa chỉ xảy ra trong vài tuần mỗi năm.