Những đối tượng cần cảnh giác vì sẽ mắc bệnh đái tháo đường

Bệnh nhân đái tháo đường họ đều lo sợ bởi đây là căn bệnh giết người thầm lặng và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, cần biết rõ nguy cơ đái tháo đường như thế nào.

Đái tháo đường hay tiểu đường là một tình trạng sức khỏe mạn tính

Đái tháo đường hay tiểu đường là một tình trạng sức khỏe mạn tính

Đái tháo đường là rối loạn chuyển hoá gluxit mãn tính. Nếu không kiểm soát có thể gây ra các biến chứng cấp tính hoặc mãn tính.

Đái tháo đường có hai loại chính là tuyp 1 và tuyp 2, một thể đặc biệt là đái tháo đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Còn ở bệnh viện phần lớn là gặp đái tháo đường tuýp 2 ở người cao tuổi.

Những đối tượng cảnh báo sẽ mắc bệnh đái tháo đường

Thứ nhất người bị tăng cân béo phì, có rối loạn chuyển hoá, rối loạn lipit

Đặc biệt kể cả trẻ nhỏ thừa cân béo phì cũng có thể bị đái tháo đường. Người béo phì cơ thể có nhiều mô mỡ thì các tế bào càng trở nên kháng insulin. Tình trạng này dẫn đến dung nạp glucose kém, một triệu chứng của bệnh tiền đái tháo đường. Nếu bị thừa cân, béo phì, bạn nên lập một chế độ ăn hợp lý, hạn chế chất bột, đường, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả, rau xanh, thực phẩm nguyên hạt.

Thứ hai, di truyền, trong gia đình có bệnh nhân đái tháo đường như bố mẹ, anh, chị, em

Nếu người thân trong gia đình đã từng bị đái tháo đường tuyp 2 thì bạn có nhiều khả năng mắc bệnh này. Do đó, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi mức glucose huyết để chủ động phòng ngừa và chẩn đoán bệnh.

Thứ ba, phụ nữ sinh con to trên 4 kg, bị đa ối

Trước đây chúng ta thường bỏ qua những người như thế này. Phụ nữ đẻ con to, cân nặng đều vui mừng nhưng đây thực sự là điều không mong muốn cho phụ nữ cũng như em bé đó vì yếu tố nguy cơ chuyển hoá cho bà mẹ và trẻ em trong tương lai rất lớn.

Thứ tư, người có chẩn đoán rối loạn glucose khi đói, tiền đái tháo đường

Đây là thời kỳ có rối loạn đường máu nhưng chưa được chẩn đoán đái tháo đường ví dụ đường máu 5,7 mmol/lit, rối loạn dung nạp glucose sau khi làm nghiệm pháp tăng đường huyết và đường máu từ 7,8 mmol/l– 11mmol/l là yếu tố nguy cơ đái tháo đường.

Thứ năm, người ít vận động, ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng

Chế độ ăn uống của người Việt trong 20 năm trở lại đây thay đổi rất nhiều do điều kiện kinh tế thay đổi nên thói quen ăn uống thay đổi, vận động cũng thay đổi bằng thang máy, ô tô, xe máy cộng vào thúc đẩy tăng bệnh đái tháo đường.

Truong-cao-dang-duoc-sai-gon-58

Những dấu hiệu của bệnh đái tháo đường là gì?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, khi thấy có 4 triệu chứng của đái tháo đường đi tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân, khô da, ngứa da, dễ nhiễm trùng cần tới các cơ sở y tế kiểm tra ngay.

Ngày xưa hiểu biết về bệnh đái tháo đường còn hạn chế thì người ta quan niệm nước tiểu có kiến đậu, ruồi bu, nước tiểu ngọt thì mới là tiểu đường nhưng đó chỉ là tên gọi còn để xác định đường huyết thì phải xét nghiệm máu.

Để chẩn đoán đái tháo đường, theo bác sĩ Vân người bệnh có thể đi sàng lọc đái tháo đường bằng cách thử đường máu như xét nghiệm đường máu, ví dụ làm đường máu bất kỳ thời gian nào nếu đường máu trên 11,1mmol/l kèm theo tiểu nhiều, sụt cân thì chắc chắn bị đái tháo đường. Xét nghiệm đường huyết lúc đói nhịn ăn sau 8 tiếng nếu đường huyết trên 7,5 mmol/l -  bạn đã bị đái tháo đường.

Với người chưa được chẩn đoán đái tháo đường nhưng đã có dấu hiệu rối loạn đường huyết cần phải thay đổi lối sống để phòng đường huyết trong tương lai.

Xét tuyển trực tuyến