Những đối tượng nào có thể mắc bệnh viêm khớp phản ứng?

Bệnh viêm khớp phản ứng xảy ra do nhiễm trùng một bộ phận khác trong cơ thể. Được biết chứng bệnh này thường gặp nhiều ở những người trong độ tuổi từ 20-40. Vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt cũng như khả năng lao động của người bệnh.



Viêm khớp phản ứng thường xảy ra ở nam giới hơn nữ giới

NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH VIÊM KHỚP PHẢN ỨNG

Theo các Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Viêm khớp phản ứng thường do các phản ứng chống lại các yếu tố bên ngoài của cơ thể. Bệnh thường chỉ được phát hiện khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng.


Có nhiều loại vi khuẩn có thể gây viêm khớp phản ứng, một trong số này có thể lây nhiễm qua đường tình dục, số khác đi vào cơ thể từ thực phẩm. Những loại vi khuẩn gây viêm khớp phản ứng thường gặp là:


  • Chlamydia

  • Salmonella

  • Shigella

  • Yersinia

  • Campylobacter

  • Clostridium difficile


Viêm khớp phản ứng thường không lây từ người này qua người khác, nhưng vi khuẩn gây bệnh có thể lây qua đường tình dục hoặc xâm nhập vào cơ thể qua thực phẩm ôi thiu ăn phải. Tuy nhiên, chỉ một số ít người bị nhiễm những loại vi khuẩn này bị mắc viêm khớp phản ứng.

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH VIÊM KHỚP PHẢN ỨNG

Bệnh viêm khớp phản ứng có các dấu hiệu, triệu chứng thường bắt đầu từ 1-3 tuần sau khi cơ thể bị nhiễm trùng với các triệu chứng như sau:


  • Đau và cứng khớp: các hiện tượng đau khớp liên quan với viêm khớp thường xảy ra nhất ở đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, cũng có thể bị đau ở gót chân, lưng hoặc mông.

  • Nhiều trường hợp bị mắc bệnh viêm khớp phản ứng cũng có thể bị viêm mắt, đỏ, ngứa và nóng mắt.

  • Bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng có thể bị tăng tần suất và có cảm giác khó chịu khi đi tiểu với các biểu hiện nóng bức, cảm giác chậm chích khi tiểu tiện, tiểu mủ vô khuẩn ở bệnh nhân nam (dương vật chảy ra chất không phải nước tiểu và không chứa vi khuẩn). Các biểu hiện viêm đường tiết niệu.

  • Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị sưng phồng ngón chân hoặc ngón tay.


Ngoài ra, có thể có các triệu chứng khác như: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau cơ, cứng khớp , đau gót chân, đau thắt lưng, lở miệng và lưỡi nhưng không đau, nổi mụn nhọt ở đầu dương vật và phát ban ở lòng bàn chân.
Ngoài ra, bệnh viêm khớp phản ứng ở trẻ em với biểu hiện sau khi trẻ chạy nhảy, vận động nhiều bị mỏi, vận động, di chuyển gặp nhiều khó khăn.

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH VIÊM KHỚP PHẢN ỨNG?

Những người có nguy cơ cao bị bệnh viêm khớp phản ứng là nam giới, trong độ tuổi từ 20-40 tuổi. Để có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.


Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh viêm khớp phản ứng như:


  • Tuổi tác: bệnh viêm khớp phản ứng xảy ra thường xuyên nhất ở những người 20-40 tuổi;

  • Giới tính: nam giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nữ giới;

  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người nhà, đặc biệt là cha mẹ bị viêm khớp phản ứng, bạn cũng có khả năng cao mắc phải hội chứng này;

  • Những người có kháng nguyên bạch cầu HLA-B27 sẽ có nguy cơ mắc viêm khớp phản ứng cao hơn, nhưng nếu bạn không có kháng nguyên này không có nghĩa là bạn sẽ không mắc bệnh.



Viêm khớp phản ứng có những biểu hiện không rõ ràng

ĐỂ PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM KHỚP PHẢN ỨNG CẦN LÀM NHỮNG GÌ?

Để phòng ngừa bệnh viêm khớp phản ứng, cách tốt nhất là phòng trừ những nguy cơ gây bệnh, cụ thể như:


  • Yếu tố di truyền gây ra nguy cơ viêm khớp phản ứng cao. Người sinh ra trong gia đình có người thân bị viêm khớp phản ứng nên chủ động có những biện pháp giảm tiếp xúc với nguồn vi khuẩn gây viêm khớp phản ứng.

  • Lưu trữ thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp, ăn chín uống sôi.

  • Sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn như: sử dụng bao cao su để tránh lây lan bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục.

BỆNH VIÊM KHỚP PHẢN ỨNG CÓ CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ NÀO?

Để điều trị bệnh viêm khớp phản ứng cần phụ thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân như sau:


  • Điều trị nội dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm.


Các loại kháng sinh thường dùng để điều trị nhiễm trùng, thuốc kháng viêm không chứa steroid giúp giảm đau, cứng và sưng khớp. Có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt steroid được chỉ định nếu bạn có triệu chứng nhiễm trùng ở mắt.


  • Vật lý trị liệu.


Phương pháp vật lí trị liệu và tập thể dục rất quan trọng khi điều trị viêm khớp phản ứng với các bài tập giãn cơ và các bài thể dục thả lỏng khớp và cơ.


  • Vệ sinh ăn uống, sinh hoạt tránh nhiễm khuẩn.


Bên cạnh đó cũng cần tập cho mình một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý để tránh trường hợp nhiễm khuẩn trở lại.

Xét tuyển trực tuyến