Những món ăn tốt cho sức khỏe từ vị thuốc đông y nhân sâm

Nhân sâm vốn là loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe con người, giúp cơ thể bồi bổ toàn diện, phục hồi sức khỏe nhanh chóng cho người gầy yếu, suy nhược, người đang điều trị, phục hồi bệnh. Có thể dễ dàng chế biến nhân sâm thành các món ăn ngon, hấp dẫn lại bổ dưỡng.

Những món ăn tốt cho sức khỏe từ nhân sâm

Mách bạn những món ăn bài thuốc từ vị thuốc Nhân sâm

Pha trà uống

Nhân sâm thái thành lát mỏng, mỗi lần dùng 1-2g, cho vào ấm, đổ nước sôi vào như là pha  trà. Sau 5 phút có thể rót ra uống dần như trà. Có thể hãm vài lần như vậy, sau khi thấy mùi vị đã nhạt thì lấy bã ra nhai và nuốt dần.

Nấu cháo ăn

Nhân sâm 3g, thái lát, sắc kỹ một lúc với nước, sau đó cho thêm gạo và nước vào nấu thành cháo ăn. Cách dùng này có tác dụng bổ dưỡng, thích hợp với những người mắc các chứng bệnh mạn tính đường tiêu hoá và người già cơ thể suy yếu, răng hỏng nhiều.Sâm hấp trứng gàTrứng gà 1 quả, khoét 1 lỗ nhỏ ở đỉnh, cho 1-2g bột nhân sâm vào, trộn đều. Lấy một miếng khăn giấy thấm nước cho ướt để dán kín lại rồi đem hấp chín. Mỗi ngày dùng 1 lần. Cách dùng này thường áp dụng để bồi bổ cơ thể đối với những người mắc các bệnh mạn tính.

Ngâm rượu

Cắt thành từng lát nhỏ phơi khô rồi ngâm chung với rượu hoặc để nguyên củ rửa sạch rồi ngâm. Củ sâm ngâm rượu có tác dụng rất tốt trong các bếnh lý về tình dục các sử dụng này phụ hợp với nam giới.

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, lưu ý củ sâm ngâm càng lâu công dụng càng tốt

IMG_6136

Những lưu ý khi chế biến và dùng nhân sâm tươi để mang lại hiệu quả cao nhất.

– Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ, nên mua đúng loại nhân sâm tươi đủ 6 năm tuổi để củ sâm chứa hàm lượng dưỡng chất cao nhất. Khi dùng nhân sâm tươi nên cắt bỏ phần chồi già ở phía đầu củ sâm vì phần đầu già này không có tác dụng bổ mà có thể gây buồn nôn.

– Khi ngâm rượu hoặc ngâm mật ong bạn lưu ý không nên để nước lã rây vào trong suốt quá trình ngâm, nếu dính nước lã sẽ hàm hỏng bình sâm. Lát sâm khi cho vào ngâm mật ong nên được sấy nóng hoặc phơi khô để lượng nước giảm xuống 1/2.

– Nếu ngâm rượu thì củ sâm sau khi rửa sạch xong (dùng bàn chải nhỏ chà sạch các ngóc ngách củ sau) sau đó nên sấy qua cho ráo hết nước cắt bỏ các rễ sâm bị dập hỏng  rồi tráng qua bằng 1 lần rượu. Các rễ nhỏ của củ sâm tươi cũng dễ bị đứt, dập vì vậy khi đưa củ sâm vào bình cần hết sức nhẹ nhàng, nếu rễ củ sâm bị dập thì sau một thời gian ngâm sẽ bị thâm hỏng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng bình sâm.

– Khi sắc hoặc hầm sâm thì không nên dùng nồi làm từ kim loại bởi hợp chất kim loại sẽ làm thay đổi các dưỡng chất có trong sâm. Nên sử dụng nồi đất hoặc nồi tráng men sứ.

– Nhân sâm bổ nhưng không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh, những người tim mạch, tiểu đường, huyết áp không ổn định không nên dùng nhân sâm thay thế thuốc chữa bệnh.

– Không dùng nhân sâm với vị lê lô, ngũ linh chi, húng quế, lai phục tử và bồ kết.

– Vừa ăn sâm xong không nên ăn hải sản và củ cải sau

– Không nên dùng nhân sâm vào buổi tối dễ gây tình trạng mất ngủ. Nên dùng nhân sâm vào buổi sáng và buổi trưa, không dùng sau 5h chiều.

– Dùng nhân sâm thì không nên uống trà vì thành phần axit tannic có trong trà sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ thành phần Saponin nhân sâm.

Tuyển sinh lớp Y sĩ Y học Cổ truyền Sài Gòn

Nếu bạn có nhu cầu học Y sĩ Y học cổ truyền. Hãy liên hệ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ số 215 D+E Nơ Trang Long – Quận Bình Thạnh - Thành Phố Hồ Chí Minh.

☎ Hotline: 07.6981.6981 - 09.6881.6981.   Zalo tư vấn: 09.6881.6981

Xét tuyển trực tuyến