Những nguyên nào khiến mẹ bầu bị mắc bệnh suy thai?

Thai nhi có thể nhận được oxy để duy trì được sự sống và phát triển trong bụng mẹ là nhờ một vòng tuần hoàn giữa mẹ và thai nhi đó là vòng tuần hoàn tử cung- rau- thai. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh suy thai?



Tình trạng suy thai có thể dẫn đến nguy cơ thai chết lưu trong bụng mẹ

NHỮNG NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN MẸ BẦU BỊ BỆNH SUY THAI

Nguyên nhân từ phía mẹ

Các nguyên nhân làm giảm lượng máu tuần hoàn ngoại vi của người mẹ đều dẫn đến làm lượng máu đến tử cung.


  • Tư thế nằm của mẹ: nằm ngửa làm tử cung đè ép vào động mạch chủ gây giảm dòng máu của mẹ.

  • Thiếu máu ở mẹ do bất kỳ nguyên nhân gì: chảy máu, thiếu máu mạn tính, huyết áp thấp.

  • Mẹ mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, béo phì, suy tim, nhiễm khuẩn, nhiễm virus.

  • Cơn co tử cung: Trong mỗi cơn co tử cung, tuần hoàn tử cung – nhau bị gián đoạn trong 15-60 giây, lượng máu cung cấp sẽ bị giảm đi khoảng 50%.

Nguyên nhân từ phía thai


  • Thai non tháng.

  • Thai già tháng: Thai quá ngày sinh thường có bánh nhau bị vôi hóa, quá trình cung cấp oxy bị gián đoạn khiến cho thai bị suy.

  • Thai thiếu máu, nhiễm trùng, thai dị dạng, chậm phát triển,…

Nguyên nhân từ phía phần phụ của thai nhi


  • Nhau tiền đạo, nhau bong non, suy nhau, bánh nhau bị vôi hóa,...

  • Dây rốn bị sa hoặc thắt nút hay những bất thường về dây rốn đều là nguyên nhân cản trở lượng oxy được vận chuyển tới thai nhi.

  • Ối vỡ sớm: Khi ối bị vỡ, làm giảm thể tích bảo vệ xung quanh thai nhi, trong quá trình chuyển dạ những cơn go tử cung có thể làm chèn ép thai nhi.

  • Sa dây rốn, dây rốn thắt nút, dây rốn quấn cổ hay những bất thường của dây rốn đều là nguyên nhân dẫn đến suy thai.

KHI BỊ BỆNH SUY THAI MẸ BẦU THƯỜNG GẶP PHẢI CÁC TRIỆU CHỨNG NÀO?

Theo các Điều Dưỡng - Giảng viên của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ các dấu hiệu nhận biết suy thai như sau:

Thay đổi màu sắc nước ối

Bình thường nước ối trong, nước ối chuyển sang màu sắc khác có thể là dấu hiệu suy thai, theo dõi màu sắc nước ối giúp phát hiện sớm suy thai.


  • Nước ối chuyển sang màu vàng sẫm trong khi mang thai thì có thể thai nhi đã bị suy thai mãn, mẹ cần được điều trị ngay.

  • Nước ối chuyển sang màu xanh thì mẹ bầu đã có dấu hiệu suy thai. Trong trường hợp này, mẹ cần được theo dõi sát, và tùy tình trạng của tim thai, giai đoạn của chuyển dạ, bác sĩ sẽ có xử lý phù hợp cho mẹ và thai nhi.

  • Trong nước ối có phân su thì có nguy cơ cao bị suy thai cấp trong quá trình chuyển dạ. Trường hợp này cũng cần được xử lý nhanh chóng, tránh tình trạng hít phân su khi thai nhi ra đời.

Thay đổi nhịp tim thai

Tim thai đập không đều do tình trạng thiếu oxy, tim thai đập nhanh (> 160 nhịp/ phút) trong giai đoạn đầu hay đập chậm( <120 nhịp/ phút) trong giai đoạn sau cảnh báo dấu hiệu suy thai.



Thường xuyên đến bệnh viện thăm khám đảm bảo cho thai nhi an toàn, khỏe mạnh

CÓ CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THAI NÀO?

Trong quá trình mang thai các bà mẹ và người thân trong gia đình cần chú ý các biện pháp tránh tình trạng suy thai như sau:

Trong khi có thai


  • Theo dõi nhịp tim thai (ống nghe) sau khi vê núm vú trong và sau cơn co để phát hiện nhịp tim thay đổi.

  • Soi ối nhiều lần phát hiện nước ối xanh.

  • Thử nghiệm oxytocin hay vê núm vú theo dõi bằng máy monitor sản khoa nếu có.

  • Xác định độ trưởng thành của thai để đình chỉ thai trong trường hợp có chỉ định.

  • Siêu âm: đường kính lưỡng đỉnh (trên 90mm, thai trên 38 tuần), đường kính trung bình bụng (trên 94mm, thai nặng trên 2500g), độ canxi hóa bánh rau độ 3, chỉ số nước ối (nước ối giảm) trên thai ≥ 42 tuần.

  • Chỉ số nước ối: ≤ 28mm thường phải mổ lấy thai, 28-40mm thì phải đình chỉ thai nghén (gây chuyển dạ đẻ, nếu thất bại thì mổ lấy thai), 40-60mm theo dõi sát, trên 60mm là bình thường.

Trong khi chuyển dạ


  • Phát hiện suy thai để lấy thai ra kịp thời . Theo dõi thể trạng, bệnh lý người mẹ, đo nhịp tim thai 10-15 phút/lần, theo dõi cơn co tử cung phù hợp với giai đoạn chuyển dạ, nếu tăng cường độ, nhịp độ phải dùng thuốc giảm co.

  • Theo dõi nhịp tim thai liên tục bằng máy monitor sản khoa để phát hiện Dip II, Dip biến đổi, nhịp tim thai dao động it hơn 5 nhịp.

  • Đo lượng nước ối ở các trường hợp thai nghén quá ngày sinh, lượng nước ối giảm, có phân su sánh đặc thì nên mổ lấy thai, không nên thử thách để đẻ thường.


Các dấu hiệu suy thai thường không rõ ràng nên cách xác định chính xác nhất là qua siêu âm. Do vậy, để nhận biết tình trạng bệnh tốt nhất, mẹ bầu nên thường xuyên theo dõi và đếm cử động thai nhi thường xuyên, 3 lần/ ngày. Đồng thời, thường xuyên đến bệnh viện thăm khám đảm bảo cho thai nhi an toàn, khỏe mạnh.

Xét tuyển trực tuyến