Những nguyên nhân gây nên hạ natri máu mọi người cần biết

Hạ natri máu là tình trạng rối loạn nước điện giải cấp tính thường gặp, gây ảnh hưởng đến thần kinh và thể chất của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây hạ natri máu để có cách xử lý kịp thời qua bài viết dưới đây nhé!

Hạ natri máu

Tìm hiểu hạ natri máu là gì?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, lượng natri bình thường trong máu là 135 - 145 mmol/lít máu, từ đó hạ natri máu là khi mức độ natri giảm giảm xuống 135 mmol/lít máu, và mức độ hạ natri nặng là dưới 120 mmol/lít máu.

Những biểu hiện của bệnh hạ natri máu như thế nào?Những biểu hiện của giai đoạn nhẹ:

+ Đau đầu, buồn nôn và ói mửa, mất năng lượng, hay nhầm lẫn khi xử lý công việc

Những biểu hiện của giai đoạn nặng: 

+ Bồn chồn và cáu kỉnh, động kinh, yếu cơ, co thắt hoặc chuột rút.

+ Co giật hoặc mất ý thức, lâm vào hôn mê.

Bạn cần đi cấp cứu ngay nếu xuất hiện những biểu hiện hạ natri máu ở giai đoạn nặng. Tùy thuộc vào mức độ và thời gian của các dấu hiệu và triệu chứng này, bác sĩ có thể yêu cầu điều trị kịp thời để tránh gây ra những hệ quả nghiêm trọng.

Những nguyên nhân gây hạ natri máu là gì?

Tác dụng phụ của một số loại thuốcNhững loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm và thuốc giảm đau, có thể can thiệp vào quá trình hoạt động của nội tiết tố và thận làm rối loạn nồng độ natri trong cơ thể, làm cho chúng hạ xuống dưới mức bình thường.

Cơ thể mất nước

Rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy hay nôn mửa có thể gây mất nước và các chất điện giải, chẳng hạn như natri. Nếu trình trạng này kéo dài liên tục có thể gây hạ natri máu. Đây là tình trạng cũng tương đối nhẹ nên bệnh nhân có thể được chỉ định cho truyền natriclorua ưu trương đường tĩnh mạch, với liều lượng không quá 12 mmol/l mỗi ngày.

Ngộ độc nước

Đây là tình trạng khi bạn làm việc hoặc vận động quá sức, dẫn đến việc uống nước quá nhiều trong thời gian ngắn, làm loãng natri trong máu, khiến các tế bào bị sưng phù. Tình trạng này sẽ gây hạ natri máu, trường hợp nặng có thể bị co giật, tổn thương não, hôn mê hoặc thậm chí tử vong.

Ngộ độc rượu

Tương tự như vậy, nếu bạn uống quá nhiều bia rượu trong thời gian ngắn cũng có thể đe dọa tính mạng bởi tình trạng hạ natri máu. Có rất nhiều bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc rượu làm hạ natri máu, với những triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, lú lẫn, nôn mửa, co giật, sung huyết phổi, sưng não và cuối cùng là hôn mê.

Sử dụng quá liều các chất gây nghiện

Sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, thuốc lắc: Sử dụng quá liều chất kích thích có thể khiến nhiệt độ cơ thể nóng lên, gây mất nước, từ đó làm tăng nguy cơ hạ natri máu nặng và thậm chí gây tử vong.

Ngoài ra cũng có một số yếu tố cũng làm tăng nguy cơ hạ natri máu: Tuổi tác:

Người lớn tuổi thường có nguy cơ hạ natri máu hoặc mắc những bệnh mãn tính, từ đó làm thay đổi cân bằng natri trong cơ thể.

Mắc những bệnh mãn tính như: 

+ Suy tuyến thượng thận, suy giáp khiến nước tiểu loãng, gây hạ đường máu 50% và hạ natri máu 15%.

+ Hội chứng tiết hormon chống bài niệu 

+ Suy tim, gan và thận gây ra tình trạng tăng rõ rệt Lipid hoặc Protein trong huyết tương, từ đó gây hạ natri máu. Những lượng natri máu ở những bệnh nhân này thông thường sẽ thấp dưới 135 nhưng lại tăng lượng đường huyết.

+ Ngoài ra những bệnh nhân mắc bệnh đa u tủy, nồng độ mỡ máu cao, và đường máu cao cũng có thể dẫn đến nồng độ natri máu thấp hơn so với người bình thường.

+ Những bệnh nhân mắc bệnh này nên có chế độ ăn giảm muối, mỗi ngày chỉ nên ăn từ 3 - 6g muối, đồng thời kết hợp dùng bổ sung natri và kali theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng hạ natri đột ngột.

Tùy theo tình trạng mỗi bệnh nhân cũng như nguyên nhân gây gây bệnh mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị hạ natri máu khác nhau. Vì thế khi thấy những dấu hiệu của bệnh natri máu, bệnh nhân cần đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách, không nên tự ý sử dụng thuốc uống tại nhà.

Truong-cao-dang-duoc-sai-gon-dao-tao-dieu-duong-sai-gon

Biến chứng của hạ natri máu như thế nào?

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ, đối với hạ máu mạn tính, nồng độ natri sẽ giảm dần trong 48 giờ hoặc lâu hơn, các triệu chứng và biến chứng thường được biểu hiện ở mức độ trung bình.

Tuy nhiên đối với trường hợp hạ natri máu cấp tính các biến chứng có thể nguy hiểm hơn như: Tiêu cơ vân, co giật, tổn thương thần kinh trung ương do phù não, thậm chí là tử vong.

Đặc biệt, ở đối tượng là phụ nữ tiền mãn kinh, việc hạ natri máu khiến họ có nguy cơ bị tổn thương não cao nhất. Nguyên nhân là do mối liên quan giữa ảnh hưởng của hormone khiến họ mất cân bằng nồng độ natri trong cơ thể.

Ngoài ra, việc điều trị hạ natri máu cũng có nhiều biến chứng như: Tăng gánh thể tích (truyền dịch nhanh quá), tổn thương myelin (do điều chỉnh natri máu tăng nhanh quá).

Xét tuyển trực tuyến