Những nguyên nhân nào gây nên tình trạng rối loạn điện giải?

Rối loạn điện giải là trường hợp tăng hay giảm bất thường của các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vậy rối loạn điện giải có thể do những nguyên nhân nào gây nên?

Rối loạn điện giải là tình trạng mất cân bằng các chất khoáng

Rối loạn điện giải là tình trạng mất cân bằng các chất khoáng

Rối loạn điện giải là gì?

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết, rối loạn điện giải là tình trạng mất cân bằng các chất khoáng trong cơ thể con người. Nguyên nhân mất cân bằng nước và điện giải thường do tiêu chảy, nôn mửa hay mắc một số căn bệnh như bệnh thận, tuyến giáp, hô hấp, tim mạch…

Chất điện giải thực chất là các khoáng chất như natri, kali, magie, canxi, clo, phosphate… Những chất này là thành phần quan trọng có mặt ở khắp nơi trong cơ thể như trong máu, trong dịch thể hay nước tiểu. Chất điện giải có thể được bổ sung bằng các thực phẩm như thức ăn, nước uống hoặc thực phẩm chức năng.

Trong các loại rối loạn điện giải, nghiêm trọng nhất thường liên quan đến những bất thường ở nồng độ của clo, natri, magie, kali, phosphat hoặc canxi…

Những nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn điện giải là gì?

Rối loạn điện giải xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, trong đó có 6 nguyên nhân chính sau:

Do rối loạn canxi

Nồng độ canxi trong huyết thanh có giới hạn bình thường từ 2,1 – 2,6 mmol/l, khi chỉ số này tăng hoặc giảm, tức là cơ thể bạn đang bị rối loạn.

Nguyên nhân tăng canxi do người bệnh uống quá nhiều canxi hoặc thuốc acid trong quá trình điều trị bệnh cường giáp, ung thư hoặc bị bệnh thận. Ngoài ra, tình trạng này còn ảnh hưởng bởi yếu tố bẩm sinh như căn bệnh tăng canxi máu hạ canxi niệu gia đình (FHH).

Do rối loạn Clo

Clo chủ yếu có trong dịch ngoại bào, kết hợp với các ion khác tạo ra áp suất thẩm thấu cho cơ thể. Lượng clo máu thông thường là 90 - 110 mmol/l.

Tình trạng tăng clo chủ yếu do mất nước nhiều, đái tháo nhạt, rối loạn chức năng thận, thẩm phân máu… Còn giảm Clo do ăn quá nhạt, thiếu muối, thường đi kèm với tình trạng hạ natri và hạ kali máu.

Do rối loạn Magie

Tăng magie là chứng rối loạn hiếm gặp, chỉ xảy ra với những người mắc bệnh suy thượng thận nguyên phát (hay còn gọi là Addision, suy thượng thận) và giai đoạn cuối bệnh thận. Còn khi bệnh nhận bị hạ magie là do suy dinh dưỡng, nghiện rượu, rối loạn về vấn đề hấp thu và tiêu hóa, sử dụng thuốc lợi tiệu, cyclosporine và kháng sinh.

Do rối loạn Natri

Natri trong máu ở trong khoảng 134 – 145 mmol/l và quá trình chuyển hóa của natri chịu ảnh hưởng bởi hormone steroid vỏ thượng thận.

Vậy khi bạn nạp quá nhiều natri vào cơ thể sẽ làm lượng natri tăng cao. Bên cạnh đó, rối loạn natri cũng do lượng nước cung cấp chưa phù hợp (quá nhiều hoặc quá ít), cơ thể bị mất nước, dịch thể, sử dụng thuốc corticosteroid và hạ huyết áp. Ngược lại, natri giảm do vã quá nhiều mồ hôi, nước uống bị nhiễm độc, người mắc bệnh thận.

Do rối loạn Kali

Kali máu thường có mức trung bình từ 2,5 – 4,5 mmol/l. Khi nồng độ này bất thường sẽ ảnh hưởng tới điện thế màng cơ tim, có thể gây liệt mềm.

Kali tăng cao do suy thận, nhịn đói, sốc phản vệ, xuất huyết ruột, chấn thương nặng, cơn đau tim. Hoặc do sử dụng thuốc ithium, thuốc chẹn beta và thuốc lợi tiểu. Còn giảm kali thường do chế độ ăn uống thất thường, các vấn đề tiêu hóa và tuyến thượng thận, mất nước nghiêm trọng hoặc bệnh liệt chu kỳ di truyền Westphal.

Khi kali tăng quá cao hoặc giảm quá thấp, nếu không phát hiện chữa trị kịp sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Do rối loạn phosphate

Với những người nghiện rượu, suy cận giáp, chấn thương, suy dinh dưỡng… dễ bị tăng giảm nồng độ phosphate đột ngột và bất thường.

IMG_4807

Dấu hiệu bị mất nước và điện giải thường gặp

Ở các trường hợp nhẹ, mất nước và điện giải thường không xuất hiện dấu hiệu gì, khó phát hiện ra. Tuy nhiên, nếu xuất hiện 1 trong 6 triệu chứng sau, bạn cần lưu ý:

Mất nước

Tùy thuộc vào loại chất điện giải nào bị mất cân bằng mà sẽ có triệu chứng mất nước đa dạng khác nhau, trong đó quan trọng nhất là natri. Khi lượng natri trong máu tăng cao sẽ làm cho cơ thể luôn cảm thấy khát nước liên tục, dễ bị kích động, lú lẫn, nặng hơn là co giật và hôn mê.

Uống quá nhiều nước, uống liên tục

Lượng nước cần cung cấp đủ cho cơ thể mỗi ngày từ 1,5 đến 2 lít nước, nhưng không phải lúc nào uống nhiều nước cũng tốt. Nếu cơ thể bị dư thừa nước sẽ làm cho lượng natri trong máu xuống thấp nguy hiểm, dẫn đến một số triệu chứng như: buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, mệt mỏi, hôn mê, thiếu tỉnh táo, buồn chồn, yếu cơ, co giật.

Nhịp tim bất thường

Kali có vai trò điều chỉnh giúp cân bằng nước và điện giải. Lượng kali máu hạ mức nhẹ thì có không có biểu hiện rõ rệt, song nếu quá thấp sẽ khiến cơ bắp bị yếu, co giật cơ, ngứa râm ran, tê bì, tim đập nhanh, chậm thậm chí có thể bị ngưng tim.

Cảm giác ngứa ran ở bàn chân và ngón tay

Triệu chứng này liên quan trực tiếp đến hàm lượng canxi được duy trì bởi tuyến cận giáp. Quá nhiều canxi sẽ làm cho cơ thể khát nước, sỏi thận, đi tiểu thường xuyên, đau xương, yếu cơ, đau bụng, táo bón, dễ rơi vào trạng thái stress mệt mỏi.

Tuần hoàn kém

Nồng độ phosphate đóng vai trò quan trọng trong việc tạo phân tử năng lượng ATP. Khi lượng phosphate tăng cao sẽ gây ngứa nhiều, canxi hóa mạch máu, ảnh hưởng đến tuần hoàn và gây sỏi thận. Còn lượng phosphate hạ xuống mức thấp dẫn đến yếu cơ hô hấp, rối loạn nhịp tim trường hợp nặng nhất là tử vong.

Mệt mỏi

Chất điện giải là các khoáng chất tăng cường đề kháng và sức mạnh cho cơ thể. Vì vậy nếu bị rối loạn điện giải thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống. Triệu chứng này còn bắt nguồn từ vấn đề thiếu magie, liên quan đến vấn đề ăn uống, tiêu chảy, uống nhiều rượu, uống thuốc lợi tiểu trong thời gian dài…

Với những chia sẻ bài viết trên đây của bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, hi vọng đã giúp bạn hiểu hơn về rối loạn điện giải, nguyên nhân, dấu hiệu để có một sức khỏe tốt nhất.

Xét tuyển trực tuyến