Những nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?

Nuôi con ai cũng mong muốn con luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. Con biếng ăn, thiếu cân, suy dinh dưỡng, chậm lớn,… khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng, phiền lòng. Vậy những nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?

NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN TRẺ BỊ THIẾU CÂN

Những nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu cân

Trẻ sinh non, trẻ suy dinh dưỡng bào thai

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, đối với những trẻ sinh non, trẻ suy dinh dưỡng bào thai (trẻ sinh đủ tháng nhưng cân nặng sơ sinh < 2,5kg), việc tăng trưởng cân nặng đều theo từng giai đoạn phát triển rất khó.

Bệnh tiêu hóa

Một số trẻ có cân nặng thấp là do tiêu hóa của bé có vấn đề như bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hay viêm đường ruột. Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, trẻ thiếu cân có các biểu hiện rõ rệt như nôn mửa hay tiêu chảy. Trong các trường hợp khác, trẻ có thể sẽ từ chối ăn bất cứ thứ gì bởi bé bị ợ nóng hoặc bị đau bụng sau khi ăn. Theo trang web babycenter.com, bác sĩ nhi khoa cho biết rằng nôn mửa hoặc tiêu chảy có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ giảm cân không kiểm soát.

Di truyền

Nếu cả bố và mẹ của trẻ đều gầy, thì có vẻ như tính di truyền đóng một vai trò không nhỏ trong việc khiến trẻ bị gầy. Một đứa trẻ sẽ có thể sẽ bị gầy một cách bất thường do cả bố mẹ của trẻ đều có tạng người gầy. Trong trường hợp do yếu tố di truyền, thì bác sĩ nhi khoa sẽ không cho bé phương pháp điều trị cụ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia sẽ tìm kiếm các cách giải thích có khả năng nhất trước khi cho rằng yếu tố di truyền có vai trò trong việc trẻ bị gầy.

Rối loạn ăn uống

Vấn đề rối loạn ăn uống là tình trạng đáng báo động ở trẻ – trong những thập kỷ gần đây, tình trạng rối loạn ăn uống ở trẻ đang dần xảy ra phổ biến hơn. Vấn đề về tinh thần nghiêm trọng này, thường có xu hướng xảy ra trong 10 năm đầu đời của trẻ, có thể khiến trẻ ăn kiêng quá mức, hạn chế ăn uống hoặc tự nôn mửa sau khi ăn. Bác sĩ nhi khoa có thể giới thiệu một đứa trẻ bị giảm cân đến gặp nhà tâm lý học hoặc bác sĩ tâm thần để kiểm tra các dấu hiệu của tình trạng rối loạn ăn uống đang xảy ra với đứa trẻ đó.

Bệnh về tuyến giáp

Chứng tăng tuyến giáp, một vấn đề về hóc môn được biểu hiện ở một tuyến giáp hoạt động bất thường, có thể khiến trẻ bị thiếu cân. Bệnh tuyến giáp khó chẩn đoán được nếu không kiểm tra máu bởi chúng có thể có các triệu chứng bị hiểu nhầm là của một số bệnh khác. Một đứa trẻ bị chứng tăng tuyến giáp có thể biểu hiện bất thường về thần kinh hay bị kích thích, và khi kiểm tra sức khỏe cho thấy nhịp tim luôn nhanh hơn bình thường. Nếu xét nghiệm máu cho thấy mức hóc môn tuyến giáp cao, bác sĩ nhi khoa sẽ đề nghị bố mẹ cho bé được điều trị bằng xạ trị, phẫu thuật hoặc các phương pháp điều trị bệnh khác.

IMG_6828

Cách chăm sóc giúp trẻ tăng cân đều, đạt chuẩn

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ: Cha mẹ nên giữ vệ sinh thân thể cho trẻ để tránh các bệnh truyền nhiễm hoặc giun sán: Rửa tay cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau mỗi bữa ăn. Cắt móng tay, móng chân sạch sẽ, gọn gàng cho trẻ. Không để trẻ có thói quen mút tay, ngậm tay.

Môi trường sống của trẻ cần đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ và trong lành. Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, khí độc hại,…

Dụng cụ chế biến và chứa đựng đồ ăn của trẻ phải luôn được rửa sạch, khô ráo.

Bảo đảm chế độ ăn – ngủ - vui chơi hợp lý, khoa học, đúng giờ giấc tạo cho trẻ thói quen. Cho trẻ ngủ đủ giấc, đặc biệt là với trẻ sơ sinh. Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh, nếu giấc ngủ ban đêm của trẻ bị rối loạn sẽ khiến trẻ chậm lớn.

Tránh cho trẻ dùng điện thoại, xem tivi trong bữa ăn. Trẻ ăn không tập trung dễ gây nên các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Nên cho trẻ tham gia các trò chơi vận động, các hoạt động thể chất như đá bóng, nhảy dây hay các trò chơi vận động nhẹ nhàng, không chỉ tốt cho các cơ, xương khớp mà còn giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.

Khi nghi ngờ bé bị thiếu cân, bố mẹ nên gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn đầy đủ, chính xác tình trạng sức khỏe của bé.

Xét tuyển trực tuyến