Những nguyên tắc cha mẹ cần phải nhớ khi trẻ bị sốt

Sốt là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là với thời tiết trong thời điểm hiện tại. Vậy cha mẹ cần phải lưu ý những nguyên tắc gì khi trẻ bị sốt?

Empty

Nguyên tắc cần nhớ khi con bị sốt

Nhiệt độ bình thường trong cơ thể trẻ em khoảng 36.5-37.5 độ C. Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể bé tăng lên trên 38 độ C. Sốt không phải là một bệnh xuất hiện đơn lẻ mà là một phần phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Ở trẻ dưới 2 tuổi do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện thì tình trạng sốt càng nhiều hơn.

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, trẻ trong 6 tháng đầu đời được nhận miễn dịch từ sữa mẹ, từ bánh nhau nên ít ốm hơn. Qua 6 tháng trẻ bắt đầu tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Não bộ bắt đầu phát triển bằng việc trẻ cầm nắm, đưa thức ăn vào miệng… Những lý do này khiến vi khuẩn, vi rút, các vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể trẻ nhiều hơn và gây nên sốt.

Khi bị sốt, trẻ có thể kèm theo dấu hiệu viêm hô hấp trên, viêm tiểu phế quản thậm chí viêm phổi, tiêu chảy.

Thông thường, người ta chẩn đoán sốt qua việc xác định nhiệt độ trên cơ thể. Cha mẹ có thể đo nhiệt độ của bé bằng cách sử dụng nhiệt kế. Có thể sử dụng nhiệt kế thủy ngân hoặc nhiệt kế điện tử. Hiện nay, có một số loại nhiệt kế hồng ngoại.

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết nguyên tắc chung trong xử lý các tình huống trẻ bị sốt.

Nguyên tắc số 1 là nhận ra dấu hiệu: Nếu trẻ sốt cao, bỏ bú, bỏ ăn, không chịu chơi, quấy khóc trên 2 tiếng cần theo dõi hạ sốt.

Nguyên tắc số 2 là hạ sốt đúng: Phụ huynh cần nhớ bên cạnh hạ sốt còn đảm bảo an toàn cho trẻ. Thuốc hạ sốt ở Việt Nam nên sử dụng Paracetamol. Sử dụng khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ, kẹp nhiệt độ ở nách. Liều lượng 10 – 15mg/kilogam cân nặng của trẻ. Với trẻ dư cân cũng cần tính cân nặng chuẩn chứ không sử dụng thuốc theo tuổi.

Việc chăm sóc trẻ khi sốt, nhiều phụ huynh thấy trẻ run tưởng con rét nên đã cho trẻ mặc quá nhiều. Đây là quan niệm sai lầm. Theo bác sĩ, run là triệu chứng tự nhiên của phản ứng sốt của cơ thể. Khi cơ thể có tác nhân lạ vào thì sinh ra 1 số chất, 1 số tế bào làm việc tạo ra một số chất lạ và não sẽ phản ứng phải cơ thể đưa nhiệt độ cao lên để diệt tác nhân này. Thấy con có triệu chứng run, cha mẹ không nên ủ trẻ vì làm cho trẻ sốt kéo dài hơn, khó hạ sốt hơn. Vì vậy, chỉ mặc thoáng, hoàn toàn không kiêng tắm rửa, kiêng nước để giúp trẻ hạ sốt.

Cần cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung nước để tránh tình trạng mất nước.

Truong-cao-dang-duoc-sai-gon-37

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín

Khi trẻ bị sốt có co giật

Bác sĩ cho biết sốt và co giật là nỗi sợ hãi của nhiều phụ huynh. Co giật là triệu chứng nguy hiểm đặc biệt là có sốt. Khi trẻ dưới 6 tuổi xung động thần kinh có thể bị lỗi nên khi trẻ sốt dẫn tới co giật.

Khi trẻ sốt kèm co giật, cha mẹ cần phân biệt co giật do sốt hay bệnh lý tổn thương vùng thần kinh như động kinh, viêm màng não.

Xử trí tại nhà: hầu hết co giật do sốt không kéo dài quá 5 phút. Thông thường trên dưới 3 phút. Nếu trên 5 phút cần đưa trẻ ngay tới bệnh viện.

Cha mẹ nên bình tĩnh đo nhiệt độ cho trẻ, nếu trẻ đang có cơn co giật không đưa vật gì vào miệng, không đưa ngón tay phòng trẻ cắn lưỡi hay que đè lưỡi. Cho trẻ nằm nghiêng để đờm dãi chảy ra ngoài qua đường miệng, tư thế này trẻ hô hấp dễ hơn, tránh sặc.

Nếu phụ huynh biết bắt mạch có thể bắt mạch coi nhịp mạch của trẻ. Trường hợp khác cha mẹ chỉ cần để ý thời gian ghi nhận triệu chứng. Cha mẹ cần theo dõi khi đưa trẻ tới bệnh viện để bác sĩ sẽ nghĩ tới các chẩn đoán khác nhau khi khám cho bé.

Khi trẻ co giật, chỉ hạ sốt bằng thuốc nhét hậu môn, không sử dụng thuốc đường uống. Sức khỏe sa sút mạnh sau tuổi 40, ai kiên trì làm được 4 việc nhỏ này có thể sống lâu hơn

Xét tuyển trực tuyến