Những phương pháp nào giúp loại bỏ bệnh sỏi san hô?

Sỏi san hô là sỏi chiếm từ 2 đài thận trở lên, 75% sỏi san hô là sỏi hỗn hợp struvite – carbonate-apatite. Có hai dạng sỏi san hô khác ít gặp hơn là sỏi calcium oxalate và calcium phosphate. Mọi người cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!

Sỏi thận san hô, loại sỏi “cứng đầu” nguy hiểm

Sỏi thận san hô, loại sỏi “cứng đầu” nguy hiểm

Sỏi thận san hô là gì?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ: Sỏi thận san hô là tình trạng các viên sỏi lấp đầy từ 2 nhánh đài thận trở lên, có hình trông giống san hô. Sỏi thận san hô còn được gọi là sỏi struvite hoặc sỏi nhiễm trùng. 

Phần lớn sỏi thận san hô là sỏi hỗn hợp struvite – carbonate-apatite còn lại 1 số ít là là sỏi canxi oxalat và canxi photphat và chỉ xuất hiện tại đài bể thận, không có tại các vị trí khác như niệu quản, niệu đạo....

Đặc điểm của sỏi san hô là có nhiều nhánh, gai nhỏ thường có màu vàng trắng và nằm trong các đài thận, lấp đầy đài thận, rất cứng và khó bị bào mòn.

Nguyên nhân chính hình thành sỏi san hô thường là trên cơ sở nhiễm khuẩn đường tiết niệu do đó nó còn được gọi là sỏi nhiễm trùng. Các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm điển hình như trực khuẩn Proteus Species, tụ cầu Ureaplasma urealyticum, Staphylococcus có trong đường tiết niệu sẽ làm tăng thủy phân ure thành các ion amoni và hydroxy, kết hợp với sự thay đổi về pH trong nước tiểu sẽ khiến hình thành sỏi san hô trong thận.

Biểu hiện của sỏi thận san hô là gì?

Khi có sỏi san hô trong thận, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng điển hình như đau lưng, bí tiểu, tiểu ra máu hoặc có thể sốt… Tuy nhiên cũng có những trường hợp có sỏi thận san hô nhưng không xuất hiện các triệu chứng rõ rệt. Điển hình là khi bệnh mới ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường không rõ nét nên người bệnh dễ chủ quan không đi khám khiến sỏi lớn dần và khó điều trị. 

Sỏi thận san hô là loại sỏi nguy hiểm, nếu không phát hiện kịp thời và có các phương pháp can thiệp sẽ len lỏi vào các đài bể thận nên khiến nước tiểu bị ứ đọng, không được đẩy hết và bể thận gây nên tình trạng viêm nhiễm lâu dần sẽ khiến thận bị tổn thương, suy giảm chức năng bài tiết.

IMG_6178

Bệnh sỏi san hô được điều trị theo những phương pháp nào?

Điều trị bằng thuốc

Sỏi san hô là sỏi nhiễm trùng nên thường được điều trị kháng sinh để phòng ngừa viêm đài bể thận cấp và nhiễm trùng hệ thống có thể ức chế vi khuẩn phát triễn. Kháng sinh đôi khi có tác dụng thu nhỏ kích thước sỏi.

Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng một số thuốc có tác dụng ức chế men urease như Acetohydroxamic acid (AHA) có tốc độ bài tiết qua thận cao, thâm nhập vào thành của tế bào vi khuẩn, có tác dụng ức chế men urease, cải thiện nồng độ kiềm nước tiểu, hoặc thuốc giúp acid hóa nước tiểu như amonium choloride….

Phẫu thuật hoặc tán sỏi qua da

Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết: Tùy số lượng sỏi, kích thước, thể tích, vị trí và hình dạng sỏi liên quan chặt chẽ đến chỉ định phương pháp điều trị lấy bỏ sỏi. Ở nước ta, đối với loại sỏi san hô phẫu thuật mổ lấy sỏi vẫn đóng vai trò chủ yếu. Ngoài ra có thể dùng phương pháp tán sỏi qua da với ưu điểm rút ngắn thời gian mổ và nằm viện, ít biến chứng trong và sau mổ hơn, bảo toàn và cải thiện được chức năng thận.

Chế độ ăn uống

Ngoài dùng thuốc thì chế độ ăn uống hợp lý cũng rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận nói chung và sỏi san hô nói riêng. Người bệnh nên ăn nhạt, ăn ít thịt, ít dầu mỡ và các loại thực phẩm chứa nhiều oxalate như đậu, củ cải đường, dâu, cam, sô-cô-la, cà phê. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò…

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu chữa sỏi thận ngày càng gia tăng, mọi người cần lưu ý thăm khám sức khỏe định kỳ để có biện pháp điều trị tốt nhất nhé!

Xét tuyển trực tuyến