Những sai lầm khi tự ý sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy cho trẻ

Để điều trị tiêu chảy hiệu quả, trước hết cần đánh giá đúng tình trạng sức khỏe. Sau đó tìm xem nguyên nhân và không nên mắc sai lầm khi tự ý dùng thuốc cho trẻ tại nhà.



Nhiều cha mẹ vẫn chưa biết chăm sóc trẻ đúng cách khi bị tiêu chảy

Những sai lầm của cha mẹ khi tự ý dùng thuốc tiêu chảy cấp cho trẻ

Dùng thuốc chống nôn, cầm đi ngoài:


Khi trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần, các bà mẹ thường cho trẻ ăn lá ổi, hồng xiêm xanh... và các thuốc cầm đi ngoài khác. Trẻ ngừng đi ngoài ngay nhưng đó chỉ là khỏi bệnh giả tạo.


Hậu quả: các tác nhân gây bệnh ở lại trong đường tiêu hóa lâu hơn khiến cho bệnh lâu khỏi, thậm chí nặng lên.

Tự dùng kháng sinh:

Các bà mẹ thường tự dùng kháng sinh cho trẻ.


Hậu quả: làm rối loạn thêm vi khuẩn chí (vi khuẩn có ích) trong đường tiêu hóa của trẻ, làm tiêu chảy kéo dài, trẻ hấp thu càng kém.

Lưu ý: sử dụng kháng sinh cần theo chỉ định của nhân viên y tế, áp dụng trong trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn, amip.

Hậu quả: ở trẻ bị tiêu chảy, khả năng hấp thu đã bị kém đi, lại ăn thức ăn thiếu dinh dưỡng nên không có đủ năng lượng để chống đỡ với bệnh tật.

Bù dịch và điện giải không đúng:

Ngừng cho trẻ bú, chỉ cho trẻ uống nước đường hoặc cho uống oresol không đúng nồng độ quy định.


Hậu quả: không bù được nước và điện giải, trẻ càng mất nước nhiều hơn, tình trạng nặng lên nhanh chóng.

Kiêng khem:


Nhiều bà mẹ cho trẻ kiêng thịt, trứng, sữa, cá...



Dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả

Cách xử trí khi trẻ bị tiêu chảy cha mẹ cần làm là gì?

Đánh giá tình trạng của trẻ:


Điều trị tại nhà nếu trẻ mất nước mức độ A, nghĩa là: mất nước nhẹ, trẻ tỉnh, khóc có nước mắt, không trũng, uống nước (bú) bình thường, lưỡi ướt. Cho trẻ uống nước và điện gải nhiều hơn bình thường, có thể dùng các dung dịch pha chế tại nhà như: oresol, nước cháo muối, nước gạo rang.

Đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế khi:

Có dấu hiệu mất nước mức độ B: trẻ kích thích, khóc không có nước mắt, lưỡi khô, khát (bú háo hức).

Có dấu hiệu mất nước mức độ C: trẻ li bì, mệt lả, mắt rất trũng và khô, khóc không có nước mắt, uống kém hoặc không thể bú được.

Những điều lưu ý khi điều trị cho trẻ tiêu chảy tại nhà (mất nước mức độ A):

Với trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho trẻ bú, tăng số bữa bú vì sữa mẹ vẫn được hấp thu tốt khi trẻ bị tiêu chảy và cung cấp cho trẻ lượng nước quý giá.

Nguyên tắc điều trị trẻ tiêu chảy cấp là bù nước và điện giải mà trẻ bị mất do tiêu chảy và nôn. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ vẫn chưa biết chăm sóc trẻ đúng cách. Vì vậy, qua bài viết trên Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn muốn gửi tới bạn đọc những thông tin nhằm tham khảo và hiểu rõ hơn.

Xét tuyển trực tuyến