Những thói quen dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh

Tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở Việt Nam đang trở nên rất nghiêm trọng. Lạm dụng kháng sinh là nguyên nhân chính khiến Việt Nam bị xếp vào nhóm những nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất trên thế giới.

Kháng thuốc kháng sinh

Kháng thuốc kháng sinh

Nguyên nhân gây ra tình trạng kháng thuốc

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã chia sẻ: Do quá trình chọn lọc tự nhiên của vi khuẩn cũng như thói quen sử dụng kháng sinh không đúng của con người như dùng không đủ liều, đủ thời gian, không phù hợp với chủng vi sinh vật. Thêm vào đó là sự lạm dụng kháng sinh trong y tế, trong nông nghiệp là những nguyên nhân làm cho nhiều loại kháng sinh bị bất lực với vi khuẩn kể cả là những loại kháng sinh vừa mới ra đời. Dưới đây là một vài thói quen dẫn đến kháng thuốc kháng sinh trong cộng đồng.

Thói quen từ người bệnh

Tự ý mua thuốc và sử dụng dụng sai cáchDo sự thiếu hiểu biết về sử dụng kháng sinh và tâm lý muốn khỏi nhanh, chỉ với những nhiễm khuẩn thông thường nhiều bệnh nhân tự tìm đến các nhà thuốc để được tư vấn và nhiều khi là tự ý mua một loại thuốc.

Sau khi sử dụng một vài lần, thấy thuốc không có tác dụng như trước, người bệnh yêu cầu loại kháng sinh mạnh hơn, và rồi quá trình đó lặp lại. Vấn đề ở đây là thói quen dùng kháng sinh của người bệnh không đúng. Thường bệnh nhân khi dùng một vài ngày thấy khỏi là sẽ tự ý ngưng sử dụng thuốc. Chính điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn kháng thuốc.

Phụ huynh cho trẻ sử dụng thuốc khi không có đơn của bác sĩ

Một điều đáng đề cập hơn cả là tình trạng kháng thuốc ở trẻ nhỏ. Lý do là phụ huynh tự ý chẩn đoán và điều trị cho con. Lạm dụng thuốc kháng sinh khiến trẻ có vi khuẩn kháng thuốc, dẫn đến quá trình điều trị bị kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của trẻ về lâu dài…

Với thế hệ con em chúng ta hiện nay, khi tuổi đời còn quá nhỏ mà nhiều loại kháng sinh đã không còn phát huy được tác dụng. Trong khi đó, để một thuốc kháng sinh mới ra đời có khi phải mất từ 15 – 20 năm.

Các bậc phụ huynh lưu ý, với những nhiễm khuẩn nhẹ nên tìm hiểu những cách làm giảm triệu chứng bệnh như dùng các bài thuốc trong dân gian để cơ thể trẻ em có thời gian phản ứng và sản sinh miễn dịch.

Truong-cao-dang-duoc-sai-gon-53

Thói quen đến từ các cán bộ y tế, bệnh viện

Từ việc kê đơn thuốc của các bác sĩ

Thống kê của Bộ Y tế chỉ ra rằng có tới 76% số bác sĩ kê toa kháng sinh không phù hợp. Đây là nguyên nhân khiến 33% số người bệnh bị kháng thuốc. Việc kê đơn kháng sinh của bác sỹ nhiều khi dựa trên kinh nghiệm mà bỏ quên các kết quả kháng sinh đồ.

Kháng sinh đồ đóng vai trò rất quan trọng trong việc chọn lựa kháng sinh. Đó là phương pháp được sử dụng để xác định loại kháng sinh còn nhạy với vi khuẩn gây bệnh và mức độ nhạy của kháng sinh đối với vi khuẩn đó.

Tới việc bán thuốc của các dược sĩ

Ngoài ra, việc bán thuốc và tư vấn sử dụng kháng sinh của các dược sỹ hiệu thuốc cũng rất tùy tiện. Mặc dù Việt Nam đã có quy định bắt buộc các nhà thuốc chỉ được bán kháng sinh theo đơn, nhưng kháng sinh vẫn được bán một cách bừa bãi.

Điều này được khẳng định trong một kết quả khảo sát của ngành y tế về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía bắc. Khảo sát cũng đưa ra những con số đáng báo động:

+ Ở thành thị 88% số kháng sinh được bán mà không có đơn.

+ Ở nông thôn, tình trạng lạm dụng kháng sinh còn nặng nề hơn khi con số này là 91%.

Với các cán bộ y tế, thật không dễ để thay đổi ngay việc kê đơn kháng sinh theo kinh nghiệm và thói quen. Hưởng ứng lời kêu gọi của tổ chức y tế thế giới, nhiều hướng dẫn sử dụng kháng sinh đã được thông qua. Các hội thảo được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ y tế về tình trạng kháng kháng sinh hiện nay. Đồng thời, các phác đồ điều trị cũng được đưa ra nhằm thắt chặt lại việc kê đơn kháng sinh khi không thật cần thiết.

Theo các Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết, Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân chỉ mua và sử dụng thuốc kháng sinh khi được bác sĩ khám bệnh, kê đơn và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Cán bộ y tế tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn, sử dụng kháng sinh trong điều trị hợp lý, an toàn cho người bệnh.

Xét tuyển trực tuyến