Nội dung chính
Nổi mề đay sau sinh là hiện tượng phổ biến thường gặp ở phụ nữ trong 1-3 tháng sau sinh. Tuy nhiên khá nhiều người không biết phụ nữ bị nổi mề đay sau sinh mổ có nên cho con bú không?
- Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau nhói sau lưng bên trái sau tim
- Vì sao Stress có thể là nguyên nhân dẫn tới đau dạ dày?

Phụ nữ bị nổi mề đay sau sinh mổ
Theo dõi bài viết sau đây để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn hiện tượng nổi mề đay sau sinh mổ ở phụ nữ!
Hiện tượng nổi mề đay sau sinh
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, nổi mề đay là tình trạng da nổi nốt mẩn và ngứa nhiều hoặc ít, màu hồng hoặc xanh trắng, không đều thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng với nhiệt độ, thức ăn, hoặc nhiễm virus…
Bệnh có liên quan đến hệ thống miễn dịch, dẫn đến sự gia tăng chất trung gian hóa học histamin. Theo thống kê y tế thì cứ 100 người sẽ có 15 – 20 người bị nổi mề đay và dễ tái phát bệnh nhiều lần trong đời. Đặc biệt phụ nữ thường dễ bị bệnh nổi mề đay hơn nam giới và phổ biến nhất là ở độ tuổi 20 – 40.
Nguyên nhân gây bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh nổi mề đay sau sinh mổ, dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu:
- Nổi mề đay sau sinh do sự thay đổi của nội tiết tố, nhiều người bị nổi mề đay từ khi mang thai. Thời gian này men gan của họ tăng cao, thêm vào đó là chế độ ăn thiếu hụt dinh dưỡng hoặc khó tiêu sẽ sinh ngứa hay nổi mề đay.
- Cơ thể bị dị ứng: Sau khi sinh, hàng rào bảo vệ cơ thể còn rất yếu do đó dễ dàng bị các tác nhân bên ngoài tấn công. Một trong những biểu hiện cơ bản đó là dị ứng nổi mề đay sau sinh.
- Cơ thể bị nhiễm giun: Nếu không may bị nhiễm các loại ký sinh trùng đường ruột như giun kim, giun đũa, sán… phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay thường xuyên và kéo dài.
Một số nguyên nhân khác có thể gấy ra bệnh nổi mề đay sau sinh đó là môi trường sống kém vệ sinh, tiếp xúc với các nguyên nhân kích ứng trong môi trường sống..
Triệu chứng thường gặp
Nổi mề đay sau sinh xuất hiện đột ngột với các biểu hiện như có các vết sần, nổi cao hơn da, màu hồng hoặc đỏ. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy khó chịu như côn trùng đốt.
Các vết đỏ ngày càng lan rộng trên da. Càng gãi càng ngứa hơn thậm chí gây đau đớn do cào xước hay tụ máu. Nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh thường xuất hiện ở những vùng da mỏng như bẹn, đùi, bụng, dưới mông hoặc bắp chân.
Thông thường bệnh nổi mề đay sau sinh sẽ biến mất sau khoảng 5 -7 ngày. Tuy nhiên, với những trường hợp bà đẻ bị nổi mề đay khác nghiêm trọng, biểu hiện nổi mề đay có thể kéo dài hơn với mức độ lan rộng hơn. Các nốt mề đay không thường trực trên da mà thường nổi lên vào buổi sáng hoặc tối, sau khi tắm.
Phụ nữ bị nổi mề đay sau sinh mổ có nên cho con bú không?
Phụ nữ đang cho con bú bị nổi mề đay là hiện tượng khá phổ biến và chỉ là bệnh ngoài da, không ảnh hưởng gì đến sữa mẹ. Do đó, các mẹ vẫn có thể cho con bú bình thường. Tuy nhiên, khi điều trị nổi mề đay sau sinh bằng các loại thuốc sẽ có ảnh hưởng phần nào đến nguồn sữa. Hãy nghiên cứu và lựa chọn phương pháp chữa nổi mề đay phù hợp và an toàn nhất để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến con.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo KTV chăm sóc da uy tín
Phương pháp để điều trị bệnh nổi mề đay sau sinh mổ
Có nhiều cách chữa nổi mề đay sau sinh, tuy nhiên, khi đang cho con bú cần hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc tây, thuốc kháng sinh vì nó có thể ảnh hưởng phẩn nào đến sữa. Thay vào đó, hãy lựa chọn những cách chữa bệnh nổi mề đay bằng đông y an toàn hơn.
Tại các phòng khám da liễu, phương pháp điều trị nổi mề đay sau sinh mổ hiệu quả nhất được biết đến là phương pháp miễn dịch thẩm thấu. Liệu pháp bao gồm 2 bước:
Bước 1: Chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh
Chỉ khi xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh mới có thể tác động chữa trị tận gốc và có hiệu quả. Phòng khám có thể sử dụng hệ thống chẩn đoán tự động hiện đại có thể nhanh chóng xác định chính xác các tác nhân gây bệnh. Từ đó giúp bạn cách ly các nguồn bệnh và có hướng điều trị triệt để nhất.
Bước 2: Trị liệu theo nguyên nhân cụ thể
Sau khi xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp, bao gồm thuốc uống và thuốc xông.
Hệ thống máy móc thẩm thấu sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn những dược liệu, tác động lên toàn bộ cơ thể từ bên ngoài. Đồng thời thúc đẩy quá trình đào thải độc tố, loại bỏ tác nhân dị ứng còn trên da.
Các loại thuốc uống thảo dược nguồn gốc tự nhiên, an toàn giúp cơ thể dào thải độc tố qua đường tiết niệu đồng thời cải thiện chức năng ngũ tạng, cải thiện hoạt động hệ thống miễn dịch trong cơ thể, tăng cường khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh nổi mề đay sau sinh bên ngoài, chặn đứng nguy cơ tái phát.