Phương pháp điều trị khi bị đau xương chậu có thể bạn chưa biết

Đau vùng xương chậu là cơn đau ở phần thấp nhất của bụng và xương chậu. Cơn đau có thể lan xuống lưng dưới, mông, đùi. Vậy bệnh có thể điều trị bằng những phương pháp nào là hiệu quả nhất?

Viêm khớp cùng chậu gây ra cơn đau

Viêm khớp cùng chậu gây ra cơn đau

Đau xương chậu là như thế nào?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Dược Sài Gòn cho biết, khớp xương chậu có hai phần ở lưng dưới và nằm ở mỗi bên cột sống. Khớp xương chậu giúp gánh trọng lượng của phần trên cơ thể khi bạn đứng lên hoặc đi bộ và chuyển tải trọng đó sang chân. 

Đau xương chậu là cảm giác đau nhức bắt đầu từ khớp cùng chậu rồi lan sang vùng mông, đùi, háng hoặc lưng trên của bạn. 

Đôi khi đứng lên gây ra cơn đau và đôi khi chỉ bị đau xương chậu bên trái hoặc bên phải. Thường cơn đau nhức xương chậu sẽ rõ ràng hơn vào buổi sáng và đỡ dần trong ngày. 

Thường 15 – 30% người bị đau xương chậu có vấn đề về khớp cùng chậu.

Nguyên nhân dẫn đến đau khớp xương chậu là gì?

Đau xương chậu thường bị kích hoạt khi khớp cùng chậu bị viêm. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm. Có thể do bạn chơi thể thao nặng hoặc bị ngã. Đôi khi đau xương chậu cũng là do có hoạt động khiến khu vực xương chậu bị va đập mạnh. 

Đôi khi, bạn bước đi bộ không đều chân một bên chân sải dài hơn so với chân kia. Đây có thể là nguyên nhân dẫn tới đau khớp xương chậu. 

Có thể các dây chằng giữ khớp cùng chậu bị tổn thương khiến cho khớp xương chậu di chuyển bất thường. 

Khi tuổi tác tăng lên, sụn khớp cùng chậu bị mòn đi dẫn tới các cơn đau xương chậu. 

Đau khớp xương chậu cũng dễ gặp ở phụ nữ mang thai. Đây là thời gian cơ thể tiết ra hormone khiến các khớp xương lỏng lẻo và cử động nhiều hơn làm ảnh hưởng tới khả năng vận động của khớp.

IMG_4807

Phương pháp điều trị đau nhức xương chậu

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ, khi bị đau xương chậu thì người bệnh có nhiều lựa chọn điều trị. Bước đầu tiên chỉ đơn giản là dừng ngay các hoạt động khiến cho khớp bị tổn thương. Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh không tiếp tục tập luyện các môn thể thao có thể dẫn tới viêm khớp. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kê một số thuốc giảm đau để giảm đau nhức xương chậu. 

Một số phương pháp điều trị khác:

Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu có thể cải thiện sức mạnh và giúp cho khớp xương chậu linh hoạt hơn. Bạn sẽ được học cách sửa thói quen đã mắc phải khi cố gắng tránh bị đau, như đi bộ khập khiễng hoặc nghiêng người sang một bên. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ yêu cầu bạn cần siêu âm, điều trị bằng nhiệt và lạnh, xoa bóp và căng cơ.

Tiêm thuốc

Bạn có thể tiêm thuốc cortisone để giảm viêm ở khớp. Nếu tiêm thuốc không có hiệu quả, bác sĩ có thể làm tê các dây thần kinh xung quanh khớp cùng chậu để giảm đau. 

Bác sĩ cũng có thể tiêm một dung dịch có các thành phần tự nhiên như nước muối và thuốc tê vào khớp. Liệu pháp này có thể giúp thắt chặt dây chằng bị lỏng lẻo – là nguyên nhân gây ra đau khớp cùng chậu.

Xét tuyển trực tuyến