Sinh địa - Dược liệu quý trong Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Sinh địa còn có tên gọi khác là địa hoàng là loại cây thân thảo, sống lâu năm. Sinh địa có tác dụng bổ âm, thanh nhiệt, sinh huyết dịch, làm mát máu, cầm máu. Tốt cho người âm hư, phát nóng về chiều, khát nước nhiều, suy nhược cơ thể.

Sinh địa

Sinh địa là gì?

Tên khác: sinh địa hoàng, địa hoàng.

Bộ phận dùng: Sinh địa hoàng (Rhizoma Rehmanniae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây sinh địa hoàng hoặc sinh địa hoặc địa hoàng (Rehmannia glutinosa - Gaertn - libosch) thuộc họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae)

Sinh địa thường gọi tên 3 vị thuốc là:

- Củ tươi gọi là sinh địa.

- Củ khô gọi là can địa.

- Củ khô chế biến gọi là thục địa.

Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu sinh địa

Bài thuốc lục vị địa hoàng hoàn

Theo Bác sĩ YHCT Trường Cao đẳng Dược TPHCM, đây là bài thuốc được dùng rất phổ biến giúp hỗ trợ điều trị rất nhiều triệu chứng bệnh lý. Điển hình như đau đầu, chóng mặt, miệng lưỡi lở loét, cổ khô đau, tai ù, đau lưng mỏi gối, mộng tinh, di tinh, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, trẻ em gầy yếu…

Chuẩn bị: 320g sinh địa, 160g hoài sơn, 160g sơn thù du, 120g mẫu đơn bì, 120g trạch tả, 120g bạch phục linh.

Thực hiện: Sinh địa đem giã cho mềm nhũn, các vị thuốc còn lại sấy khô rồi tán nhỏ. Trộn đều tất cả lại với nhau rồi cho thêm mật ong để làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống khoảng 20 – 30 viên tương đương 8 – 12g. Chia làm 2 lần uống vào trước bữa ăn cơm khoảng 15 phút.

Bài thuốc chữa ho khan, bệnh lao

Chuẩn bị: 2400g sinh địa, 480g bạch phục linh, 240g nhân sâm, 1200g mật ong trắng.

Thực hiện: Sinh địa đem giã ra rồi vắt lấy nước và thêm mật ong vào nấu sôi lên. Sau đó thêm bạch phục linh cùng nhân sâm đã tán nhỏ vào. Tiếp đến cho tất cả vào lọ đậy kín rồi đun cách thủy trong 3 ngày 3 đêm. Lấy ra để nguội. Mỗi lần chỉ dùng từ 1 – 2 thìa với tần suất 2 – 3 lần/ngày.

Bài thuốc chữa gầy yếu, hỗ trợ trị tiểu đường

Chuẩn bị: 800g sinh địa cùng với 600g hoàng liên.

Thực hiện: Đầu tiên đem giã sinh địa và vắt lấy nước. Tẩm với hoàng liên rồi đem hoàng liên đi phơi khô. Sau đó tiếp tục tẩm rồi phơi cho đến khi hết nước sinh địa. Tiến hành tán nhỏ hoàng liên và cho thêm mật rồi hoàn thành viên bằng hạt ngô. Mỗi lần lấy uống 20 viên với tần suất 2 – 3 lần/ngày.

Bài thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh

Chuẩn bị: 16g sinh địa, 16g ích mẫu, 20g hà thủ ô đỏ, 12g sâm nam.

Thực hiện: Tất cả vị thuốc trên cho vào ấm sắc với 1 thăng nước đến khi còn phân nửa. Uống ngay khi thuốc còn ấm với liều 1 thang/ngày.

Bài thuốc trị viêm họng, sốt nóng, miệng khô khát

Chuẩn bị: 12g sinh địa, 10g mạch môn, 10g huyền sâm, 8g cam thảo.

Thực hiện: Các vị thuốc trên đem thái nhỏ rồi phơi khô. Cho vào ấm sắc chung với 200ml nước trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 50ml là đạt. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm nóng, duy trì liên tục khoảng 3 – 5 ngày.

Truong-cao-dang-duoc-sai-gon-66

Lưu ý khi sử dụng sinh địa để chữa bệnh

Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn khuyến cáo, khi sử dụng dược liệu sinh địa cần chú ý đến các vấn đề sau:

- Tuyệt đối không dùng chung với lai phục tử bởi có thể phản tác dụng hay làm tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ.

- Khi có triệu chứng dị ứng hoặc quá mẫn thì cần ngưng thuốc ngay lập tức.

- Không dùng sinh địa cho các đối tượng tỳ hư, đi ngoài lỏng, kém ăn, bụng đầy chướng.

Bài viết tổng hợp được về dược liệu sinh địa chỉ có giá trị tham khảo. Trước khi có ý định sử dụng các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này, bạn nên thảo khảo ý kiến thầy thuốc hoặc những người có chuyên môn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng trong bất cứ trường hợp nào.

Tuyển sinh lớp Y sĩ Y học Cổ truyền Sài Gòn

Nếu bạn có nhu cầu học Y sĩ Y học cổ truyền. Hãy liên hệ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ số 215 D+E Nơ Trang Long – Quận Bình Thạnh - Thành Phố Hồ Chí Minh.

☎ Hotline: 07.6981.6981 - 09.6881.6981.   Zalo tư vấn: 09.6881.6981

Xét tuyển trực tuyến