Suy nghĩ quá nhiều khiến bản thân bạn không có lối thoát

Suy nghĩ kỹ một điều gì đó trước khi nói ra là một nguyên tắc vàng. Nhưng sẽ không tốt chút nào nếu bạn suy nghĩ quá nhiều và không biết mình phải làm gì hoặc khiến bản thân bị căng thẳng.



Sẽ không tốt chút nào nếu bạn nghĩ nhiều đến mức không biết mình phải làm gì

SUY NGHĨ QUÁ NHIỀU KHIẾN BẠN CẢM THẤY CĂNG THẲNG VÀ KHÔNG CÓ LỐI RA

Nhiều bệnh nhân đã đến tìm đến bác sĩ với một tâm trạng thất vọng, thậm chí đau khổ, với cảm giác lo lắng không ngừng về tất cả mọi chuyện. Nó như một sự thôi thúc vô hình khiến họ luôn trong trạng thái phân tích mọi điều đang diễn ra xung quanh, nhưng hầu hết trong số đó chỉ là những suy nghĩ thừa thãi, từ đâu đến chợt nảy ra trong đầu và chi phối điểm nhìn của họ.


Có một cô gái trẻ từng tìm đến bác sĩ và cô mong muốn một liệu trình chữa khỏi chứng lo âu của mình. Nhưng sớm nhận ra vấn đề nằm ở việc cô bị sa vào lối suy nghĩ chối bỏ giá trị bản thân.


Bất kì những suy nghĩ tiêu cực, vô ích nào đấy cũng sẽ khiến cô đánh giá bản thân mình một cách cực đoan. Cô sẽ luôn tự hỏi chính mình những câu như "Điều gì khiến tôi có những suy nghĩ này?", "Cái này có ý nghĩa gì với mình không?", "Nếu bệnh tình của mình ngày một trầm trọng hơn thì sao?" hay "Mình phải tìm cách gì đó để bớt suy nghĩ lại". Thậm chí cô ấy có thể ngồi hàng giờ vật lộn với những giọng nói trong đầu, và điều này còn dẫn đến việc mọi lời người khác nói với cô đều khiến cô nghĩ ngợi, rằng liệu người ta có buông lời lẽ tiêu cực nào với mình hay không. Cô gái trẻ phải tự thừa nhận rằng bản thân cô đang "mắc kẹt trong chính cơ thể mình".


Liệu bạn có bắt gặp chính mình trong câu chuyện của cô gái này không? Bạn có thấy bản thân mình bị cuốn vào một vòng tròn luẩn quẩn bởi luôn phân tích tất cả mọi thứ? Suy nghĩ quá mức là dấu hiệu điển hình nhất của sự lo lắng, đồn đoán và sự ám ảnh.


Nhưng còn hơn thế nữa, bản thân việc suy nghĩ quá nhiều chính là một vấn đề tâm lý, đa phần mọi người đều chưa nhìn nhận ra được rằng nó đang ăn mòn dần cảm xúc, sức khỏe, tinh thần và niềm vui của họ nhiều đến thế nào. Nhiều người thừa nhận rằng họ đã quen với tình trạng này và thỏa hiệp với nó như một phần tính cách của họ, nhưng thực tế, có nhiều giải pháp sẵn có sẽ giúp họ, cũng như cách bạn có thể từ bỏ dần dần thói quen có hại này.

TÂM TRÍ CỦA NGƯỜI LUÔN LO NGHĨ

Có thể ùng thuật ngữ "suy nghĩ quá mức" (overthinking) để đề cập đến khuynh hướng suy nghĩ diễn ra quá mức cho phép khiến con người muốn kiểm soát và nắm bắt được tất cả suy nghĩ chạy qua trong đầu họ. Một người bình thường cũng có nhiều suy nghĩ và câu hỏi cho mọi thứ, nhưng luôn có một sự khác biệt khi bạn là người suy nghĩ quá nhiều, bạn không chỉ nhận thức được sự tồn tại của suy nghĩ, ý niệm, mà còn cố gắng để hiểu được nguyên nhân và những ý nghĩa khác của suy nghĩ.


Đây có thể là một điểm có ích nếu những ý tưởng, suy nghĩ đó có ý nghĩa với ta và ta cần dựa vào đó để phân tích và đưa ra quyết định. Ví dụ như "mình có nên cân nhắc việc nộp đơn ly hôn không?", ''Công việc này chẳng đưa mình đi tới đâu cả, chắc mình cần nhảy việc thôi," hay "Dạo gần đây vùng ngực mình hơi đau, có lẽ mai nên đi khám một chút." Đây là những điều mà ta cần phải cẩn thận suy xét, vì quyết định của ta phụ thuộc vào chúng.


Nhìn chung, đây là cách nói khác của một loại ý nghĩ mà tôi đã từng đề cập trước đó: Suy nghĩ tiêu cực xâm lấn. Khi ta quá để ý vào những suy nghĩ ấy, liên tục phân tích nó, và cố gắng để điều khiển chúng, ta dễ dàng rơi vào lối suy nghĩ không lành mạnh và mắc phải những chứng liên quan khác như lo lắng, hoảng loạn, ám ảnh, và khi những suy nghĩ tiêu cực đó cứ luẩn quẩn trong đầu ta không dứt sẽ dẫn đến chứng trầm cảm, lo âu, bực bội, và những mặc cảm tội lỗi về bản thân.

DẤU HIỆU NÀO THỂ HIỆN BẠN ĐANG SUY NGHĨ QUÁ NHIỀU?

Nếu bạn đang thắc mắc không biết liệu mình có gặp phải vấn đề này không, hãy tự trả lời những câu hỏi dưới đây mà tôi đã tổng hợp được cho quyển sách "The Anxious Thoughts":


  • Bạn có dễ nhận thức được rằng bản thân mình đang lạc vào trong suy nghĩ tại một thời điểm cụ thể không?

  • Bạn có hay tự hỏi tại sao mình lại có một suy nghĩ cụ thể nào đấy không?

  • Bạn có hay cố gắng đào sâu và cố tìm ý nghĩa đằng sau những lo lắng ấy?

  • Khi buồn, bạn có để tâm đến điều mình nghĩ không?

  • Bạn có cảm thấy mình luôn khao khát cần được hiểu cách mình nghĩ?

  • Bạn thấy mình cần phải kiểm soát những thứ đang diễn ra trong đầu mình?

  • Bạn không thể kiên nhẫn được đối với những suy nghĩ tự phát liên tục xảy đến?

  • Bạn có hay gặp khó khăn khi kiểm chế bản thân mình suy nghĩ không?


Nếu phần lớn câu trả lời là có, có thể bạn đang có khuynh hướng suy nghĩ quá mức rồi.


Nếu bạn cứ mải vật lộn với những vấn đề quan trọng trong cuộc sống, bạn sẽ mãi chỉ quẩn quanh với sự thiếu quyết đoán, trốn tránh và trì hoãn. Hơn thế nữa, chúng ta đều không tránh khỏi đôi lúc có những suy nghĩ tiêu cực không mong muốn. Khi tâm trí mỏi mệt bởi các dòng suy nghĩ miên man, ta sẽ dễ rơi vào u uất, trầm cảm.



Nên thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực để hướng đến một cuộc sống hưởng thụ hơn

ĐỂ NGỪNG SUY NGHĨ QUÁ NHIỀU VÀ TẬN HƯỞNG CUỘC SỐNG NÊN LÀM NHƯ THẾ NÀO?

Theo các Giảng viên Cao đẳng Y Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ một số cách giúp bạn nghĩ thoáng hơn, tích cực hơn và hưởng thụ cuộc sống nhiều hơn như sau:

Chú ý khi trong đầu cảm thấy bế tắc

Suy nghĩ có thể trở thành thói quen nếu bạn không nhận ra mình đang làm như vậy. Bắt đầu chú ý đến cách suy nghĩ để có thể giúp bạn nhận thức được vấn đề.


Khi suy nghĩ lại về một vấn đề nhiều lần, hoặc quá lo lắng về những điều không thể kiểm soát, hãy thừa nhận rằng điều này không hiệu quả. Suy nghĩ chỉ hữu ích khi nó đẫn đến hành động tích cực.

Tập trung vào việc giải quyết vấn đề

Nghĩ quá nhiều về một vấn đề sẽ không hữu ích, nhưng hãy nghĩ để tìm ra cách giải quyết. Nếu đó là điều bạn có thể kiểm soát được, hãy cân nhắc cách ngăn chặn vấn đề, hoặc thử thách bản thân để tìm ra 5 giải pháp tiềm năng.
Nếu đó là điều bạn không thể kiểm soát được, ví dụ như thiên tai. Hãy nghĩ đến những kế hoạch có thể sử dụng để đối phó. Tập trung vào những điều bạn có thể kiểm soát, như thái độ và sự nỗ lực chẳng hạn.

Kiểm soát suy nghĩ

Rất dễ dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Vì vậy, trước khi kết luận việc báo ốm sẽ khiến bạn bị sa thải, hoặc quên deadline sẽ biến bạn trở thành vô gia cư, hãy thừa nhận những suy nghĩ của bạn là quá tiêu cực.
Nhớ rằng cảm xúc sẽ cản trở khả năng xem xét tình huống theo hướng khách quan.

Lên lịch cho thời gian dành để suy nghĩ

Lo lắng về một vấn đề trong khoảng thời gian dài có thể không hiệu quả, nhưng trong thời gian ngắn có thể hữu ích. Nghĩ về cách bạn có thể làm những điều khác biệt hoặc nhận ra những sai lầm tiềm ẩn đối với kế hoạch có thể giúp bạn làm việc tốt hơn trong tương lai.


Kết hợp 20 phút “thời gian suy nghĩ” vào lịch làm việc hàng ngày của bạn. Trong thời gian đó, hãy để bản thân lo lắng, ngẫm nghĩ bất kì điều gì bạn muốn.


Khi hết giờ, hãy chuyển sang việc khác. Khi bạn bắt đầu suy nghĩ quá nhiều thứ ngoài thời gian đã định, chỉ cần nhắc nhở mình rằng bạn cần đợi đến “thời gian suy nghĩ” để giải quyết những gì trong tâm trí.

Học kỹ năng chánh niệm (Mindfulness)

Không nên suy nghĩ quá nhiều về ngày hôm qua hoặc lo lắng cho ngày mai khi bạn đang sống trong hiện tại. Chánh niệm sẽ giúp bạn trở nên tập trung hơn vào thời điểm hiện tại.


Giống như những kỹ năng khác, chánh niệm cũng cần luyện tập, theo thời gian sẽ giúp giảm đi việc suy nghĩ quá mức. Có sẵn các khóa học, ứng dụng, sách, video để giúp bạn học kĩ năng chánh niệm.

Thay đổi suy nghĩ

Nhắc nhở bản thân ngừng suy nghĩ về những điều đem đến kết quả ngược lại với mong đợi. Bạn càng cố gắng ngăn không cho một ý nghĩ xâm nhập vào não của mình thì nó càng có nhiều khả năng để xâm nhập.


Thay đổi suy nghĩ trong não bằng cách thay đổi hoạt động của bạn. Tập thể dục, tham gia vào cuộc trò chuyện với các chủ đề hoàn toàn khác, hoặc làm một dự án khác giúp bạn sao nhãng vấn đề đó. Làm những việc khác sẽ giúp cản trở những suy nghĩ tiêu cực.


Chú ý vào cách nghĩ có thể bạn giúp trở nên ý thức hơn về những thói quen xấu của mình. Bằng cách luyện tập, bạn có thể rèn luyện não bộ suy nghĩ khác đi. Lâu dần, việc xây dựng thói quen lành mạnh sẽ giúp bạn có tinh thần thoải mái hơn.

Xét tuyển trực tuyến