Thầy thuốc Đông y chia sẻ cách sử dụng cây cỏ hôi trị viêm xoang

Cây cỏ hôi hay còn gọi là hoa ngũ sắc (còn gọi là cây cứt lợn, cây cỏ hôi tên khoa học là Ageratum conyzoides L) cao tầm 25-50cm, mọc ở vùng cận nhiệt đới, nhiều đồng cỏ ở nông thôn.

Cây cỏ hôi là thần dược chữa bệnh viêm xoang

Cây cỏ hôi là thần dược chữa bệnh viêm xoang

Vì sao cây cỏ hôi lại trị được viêm xoang?

Bời vì, theo Y học hiện đại, trong cây hoa ngũ sắc, cây cứt lợn có chứa một lượng tinh dầu cao có màu vàng nhạt mùi hương nồng ấm, trong tinh dầu này chứa nhiều thành phần như demetosigerstocromen, cadinen, caryophyllen, greratocromen, flavonoid, một số thành phần hóa học khác nhiều chất hóa học khác có khả năng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng cấp và mãn tính, viêm xoang viêm mũi dị ứng.

Còn theo như Y học cổ truyền và các thí nghiệm trên động vật cho thấy thì cỏ cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, cầm máu, chữa chứng viêm xoang, viêm mũi dị ứng rất tốt.

Cách dân gian sử dụng cây cỏ hôi trị viêm xoang?

Cách 1: Xông mũi

- Bước 1: Chuẩn bị một nắm cây cứt lợn tươi, rửa sạch và để ráo nước.

- Bước 2: Để nguyên toàn bộ cây, nếu cây dài quá có thể cắt nhỏ sau đó cho vào nồi đun sôi.

- Bước 3: Đun sôi khoảng 5 phút để các chất trong cây ra nước.

- Bước 4: Đổ nước đó ra một ly uống nước thân cao. Dùng một tờ giấy quấn thành một ống nhỏ hình phễu, đầu to đặt ở miệng ly, đầu nhỏ đặt vào mũi để xông.

- Bước 5: Sau khi hơi nước nguội, tiếp tục cho lên bếp đun lại và thực hiện tương tự thêm một lần nữa. Cần chú ý đừng để hơi nước quá nóng làm bỏng mũi. Với cách xông mũi bằng cây cỏ hôi này, chỉ cần bạn kiên trì thực hiện 1-2 lần/ngày thì sau khoảng 10 ngày, những triệu chứng viêm mũi dị ứng của bạn sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Cách 2: Nhỏ mũi

Bước 1: Chọn cây hoa ngũ sắc tươi, rửa sạch và để ráo nước.

Bước 2: Giã nát, lấy nước và tẩm vào bông.

Bước 3: Cho vào bên trong mũi khoảng từ 15-20p, lúc đó dịch mũ từ trong xoang mũi được tống ra bên ngoài, các bạn có thể xì nhẹ và lau sạch.

Lưu ý: phải rửa sạch bằng nước muối rồi đợi đến khi ráo nước thì giã nát lấy nước cho vào lọ sạch có thể dùng nhỏ mũi.

Hoặc có thể bảo quản dung dịch này trong tủ lạnh và dùng nhỏ từ 3-5 lần/ngày để đẩy lùi bệnh viêm mũi một cách nhanh chóng nhất.

IMG_6143

Những lưu ý trong việc sử dụng cây hoa ngũ sắc hỗ trợ điều trị viêm xoang

Theo Bác sĩ YHCT Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Một điều đặc biệt, hoa ngũ sắc ngoài công dụng dùng chống viêm còn có tác dụng kích thích niêm mạc mũi tăng tiết, cho nên khi sử dụng người bệnh sẽ có cảm giác bỏng rát ở niêm mạc mũi, tuy nhiên đừng vì vậy mà lo lắng, đó là triệu chứng bình thường, khi niêm mạc tăng tiết, dịch lỏng, nước mũi sẽ nhiều hơn kèm theo chất mủ vàng xanh được tống ra bên ngoài.

Khi sử dụng loại cây này mà người bệnh có cảm giác như trên thì đó là biểu hiện của thuốc đang có tác dụng. Sau sử dụng một thời gian mũi bắt đầu chuyển sang dịch trong thì người bệnh có thể ngưng sử dụng, giải đọan này mà tiếp tục thì nước mũi sẽ khó thoát.

Tuyển sinh lớp Y sĩ Y học Cổ truyền tại TPHCM

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn học Y sĩ Y học cổ truyền của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn. Hãy liên hệ số điện thoại tư vấn tuyển sinh 07.6981.6981 - 09.6881.6981

Xét tuyển trực tuyến