Thầy thuốc đông y chia sẻ về cây cúc áo

Cúc áo có thể dùng lá làm rau ăn. Cây và hoa thường được dùng trị cảm sốt đau đầu, đau cuống họng, sốt rét cơn, viêm phế quản, ho gà, ho lao, hen suyễn, đau nhức răng, sâu răng; nhức xương, tê bại…

23141

Tổng quan

Tên thường gọi: Còn gọi là hoa cúc áo, ngổ áo, nụ áo lớn, Nụ áo vàng, cỏ the, hạt sắc phong, cuống trầm, cúc lác, cỏ nhỏ, hàn phát khát, phát khát, cresson de Para. Tên khoa học: Spilanthes acmella L. Murr. Họ khoa học: Thuộc họ Cúc Asteraceae.

Mô tả: Là một loại cây nhỏ, mọc đứng, có khi mọc bò lan trên mặt đất, phân cành nhiều, cây cao chừng 0.4-0.7m. Lá hình trứng thon dài hoặc hình trứng, mép có răng cưa to hay hơi gợn sóng, phiến lá dài 3-7cm, rộng 1-3cm. Cụm hoa hình đầu, mọc ở đầu cành, hơi hình nón, mép có cờ, màu nhạt, dài 2-8mm, dẹt, lá bắc hình bầu dục nhọn đầu; tràng hoa màu vàng; các hoa ở giữa hình ống. Quả bé dẹp màu nâu nhạt, có 2 răng gai ở ngọn. Mùa hoa tháng 1-5 trở đi.

Phân bố: Loài liên nhiệt đới, mọc hoang ven đường, bãi sông nơi đất ẩm ven rừng, ven suối từ đồng bằng tới độ cao 1500m.

Cách trồng: Có thể trồng bằng hạt hoặc cây con vào mùa xuân.

Bào chế: Thầy thuốc Y học cổ truyền cho biết, khi dùng làm thuốc, ta thu hái toàn cây, dùng tươi hay đem phơi khô để dùng. Nên thu hái hoa vào lúc còn có màu vàng xanh. Toàn cây có vị cay tê, cây mọc hoang tê hơn cây trồng. Đặc biệt cụm hoa có vị rất cay, tê nóng, gây chảy nước dãi rất nhiều.

Bộ phận dùng: Toàn cây hoặc hoa – Herba seu Flos Spilanthi.

Thành phần và tác dụng dược lý

Thành phần hoá học: Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn trong cây và hoa có tinh dầu chứa spilanthol; còn có sterol và một polysaccharid không khử. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là chất spilanten C15H30 (một chất tecpen đặc biệt) và một chất rượu gọi là spilantola C32H64N20 .

Tác dụng dược lý: Các phân đoạn E5, E7, M2 được tách từ dịch chiết thô của mô sẹo cây cúc áo hoa vàng có hoạt tính ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tiền liệt tuyến (IC50 = 12.81mg/ml -16.07mg/ml) nhưng ít độc với tế bào thường vero (IC50.20mg/ml). Phân đoạn E5, E7 có hoạt tính với dòng tế bào ung thư phổi LU-1 (IC50=15.6mg/ml), phân đoạn E7 có hoạt tính với dòng tế vào ung thư vú MCF7 (IC50=19.07mg/ml).

Tác dụng của cây thuốc

Cây Cúc áo hoa vàng có vị cay đắng, làm tê lưỡi, tính hơi ấm, có ít độc. Tác dụng giải độc, tán kết, tiêu thũng, giảm đau.

Lá cây cúc áo có thể dùng làm rau ăn. Cây và hoa thường được dùng trị

•            Cảm sốt đau đầu, đau cuống họng, sốt rét cơn.

•            Viêm phế quản, ho gà, ho lao, hen suyễn

•            Đau nhức răng, sâu răng; nhức xương, tê bại.

•            Dùng ngoài trị nhọt độc, lở ngứa, rắn độc cắn, vết thương, tụ máu sưng tấy, đau mắt.

Cách dùng, liều dùng

Cách dùng: Ngày dùng 4-12g toàn cây hoặc 4-8g rễ sắc uống. Dùng ngoài lấy cây tươi giã đắp không kể liều lượng. Ở Malaixia, lá nấu lên dùng chữa mày đay. Ở Ấn Độ, người ta dùng hạt chế cồn thuốc trị đau răng, cồn này có tác dụng mạnh đối với ấu trùng muỗi. Hạt nhai làm tiết nước bọt. Toàn cây giã ra dùng để duốc cá. Trong nhân dân, công dụng phổ biến nhất là dùng cụm hoa giã nhỏ, ngâm rượu để ngậm khi bị sâu răng, nhức răng, thuốc sẽ làm đỡ đau, có nơi còn dùng thay thuốc tê để nhổ răng. Có nơi còn dùng lá giã đắp trên mi mắt bị sưng đau.

Liều dùng: Liều dùng 4-12g sắc uống Dùng ngoài không cố định.

Skype_Picture_2021_01_25T09_38_10_877Z

Ứng dụng lâm sàng

Cảm sốt, đau đầu, ho: Cúc áo hoa vàng tươi 4-12g, sắc uống, thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Đau răng, viêm họng: Hoa Cúc áo tán nhỏ ngâm rượu ngậm hoặc ngậm tươi nuốt nước. Sốt rét cơn: Cúc áo 20g sắc uống trước khi lên cơn.

Tê thấp: Rễ Cúc áo, rễ Xuyên tiêu, rễ Kim cang, rễ Chanh, quả Màng tang, liều lượng bằng nhau, đều 4-8g, sắc uống.

Tuyển sinh lớp Y sĩ Y học Cổ truyền tại TPHCM

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn học Y sĩ Y học cổ truyền của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn. Hãy liên hệ số điện thoại tư vấn tuyển sinh 07.6981.6981 - 09.6881.6981

Xét tuyển trực tuyến