Gần đây nhiệt độ tại miền Bắc rét đậm, khiến nhiều bệnh nhân bị khó thở, giãn phế quản phổi, suy hô hấp rất nhiều. Khiến tình trạng chức năng trao đổi khí ở phổi xảy ra vấn đề làm phổi không thể trao đổi O2 và CO2 dẫn đến thiếu oxy máu, có thể kèm theo tăng CO2 trong máu.
Nội dung chính
Suy hô hấp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
Trời lạnh khiến nhiều người bị suy hô hấp
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, thời tiết lạnh khiến khả năng bảo vệ hệ hô hấp bị suy giảm, dẫn tới các bệnh lý nhiễm trùng như hen phế quản, co thắt phế quản mạn tính. Đặc biệt, trời lạnh làm kịch phát bệnh phổi mạn tính, khiến bệnh trở nặng, nếu không điều trị kịp thời dễ gây ra những biến chứng khó lường, nguy hiểm tính mạng.
Không chỉ tăng về số lượng, hầu hết bệnh nhân nhập viện trong dịp này đều trong tình trạng nặng, nhiều người suy hô hấp phải hỗ trợ thở máy, thở oxy.
Người già sức đề kháng thấp nên hầu hết mắc nhiều bệnh cùng lúc, nguy cơ xảy ra biến chứng cũng cao hơn người trẻ. Rất nhiều người cao tuổi mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp không có triệu chứng lâm sàng, như không sốt hoặc sốt không cao; ho ít, đôi khi chỉ ho húng hắng. Một số người biểu hiện rối loạn ý thức, chậm chạp, lú lẫn... nên dễ bỏ sót bệnh.

Thông thường biểu hiện bệnh đường hô hấp là chảy mũi, ho, đờm, sốt, đau ngực, lạnh run. Các viêm nhiễm đường hô hấp dưới có triệu chứng thở dốc, khó thở, lạnh run, sốt liên tục, thở nhanh và đau ngực, ho nhiều kèm theo đờm có thể lẫn máu, đau ngực, ra nhiều mồ hôi vào ban đêm và sụt cân.
Bên cạnh bệnh hô hấp, người già còn dễ mắc các bệnh khác như xương khớp, tim mạch, huyết áp, nhiễm trùng... Theo thống kê, khoảng hơn 50% cơn đau tim ở người già xảy ra vào mùa đông. Tỷ lệ tử vong ở người bệnh tim mạch cũng tăng nhanh vào mùa đông, nhất là ở tháng 12 và tháng 1 - những tháng lạnh nhất trong năm.
Để giúp bệnh nhân giữ ấm, mọi người nên trang bị thêm đèn sưởi, phòng ốc đảm bảo thông thoáng nhưng kín gió.
Bác sĩ khuyến cáo những ngày lạnh người cao tuổi nên hạn chế ra ngoài, luôn đảm bảo giữ ấm cơ thể. Khi ngủ dậy, cần khởi động dần dần để cơ thể làm quen với môi trường. Đeo khẩu trang khi đi đường hoặc khi tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi. Đặc biệt, vệ sinh họng, vệ sinh môi trường sạch sẽ, tránh bụi bặm trong nhà, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.