Tiêm Vacxin phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ cần lưu ý gì?

Tiêm Vacxin là biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa hiệu quả nhất. Tuy nhiên trước khi quyết định tiêm vacxin cho con trẻ, phụ huynh cần tìm hiểu một số thông tin quan trọng về loại vacxin này

Tiêm Vacxin là biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa hiệu quả nhất

Tiêm Vacxin là biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa hiệu quả nhất

Bài viết này các bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ một số lưu ý khi tiêm Vacxin phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ!

Vì sao cần tiêm Vacxin phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ?

Tiêm vacxin ngừa viêm tai giữa là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Ngoài ra, vacxin này còn ngăn chặn sự xâm nhập của phế cầu khuẩn vào các cơ quan quan trọng như máu, phổi và não. Vì vậy phụ huynh nên cân nhắc và trao đổi với bác sĩ để tiến hành tiêm phòng cho trẻ trong thời gian sớm nhất.


Vacxin Synflorix là loại vacxin thường được dùng để phòng ngừa viêm tai giữa, có khả năng ngăn ngừa 10 chủng phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) phổ biến nhất.


Bên cạnh loại vacxin này, để phòng ngừa viêm tai giữa, phụ huynh cũng có thể lựa chọn vacxin Pneumo 23 (ngăn ngừa được 23 chủng phế cầu khuẩn thường gặp) và Prenenar 13 (ngừa được 13 chủng phế cầu khuẩn) cho trẻ.


Phế cầu khuẩn là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm tai giữa, viêm màng não, viêm phổi,.. ở trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi. Việc tiêm vacxin phòng ngừa sẽ giúp cơ thể trẻ tạo ra kháng thể và có khả năng đối kháng khi vi khuẩn xâm nhập.

Những lưu ý khi tiêm Vacxin phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ

Lưu ý về đối tượng dùng thuốc

Đối tượng chỉ định: Tiêm vacxin ngừa viêm tai giữa được chỉ định cho trẻ nhỏ từ 6 tuần đến 5 tuổi. Ngoài khả năng ngừa viêm tai giữa, vacxin Synflorix còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn nguy hiểm như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não,…


Đối tượng chống chỉ định: Không tiêm vacxin cho trẻ bị sốt đột ngột hoặc đang có các bệnh lý cấp tính và trẻ có phản ứng quá mẫn với bất cứ thành phần trong có trong vacxin. Trong trường hợp phát hiện dị ứng ở liều tiêm đầu tiên, phụ huynh nên thông báo với bác sĩ để ngưng tiêm liều thứ 2. Nếu tiếp tục tiêm liều vacxin lần 2, trẻ có thể gặp phải triệu chứng dị ứng nghiêm trọng, thậm chí gây sốc phản vệ và tử vong.


Đối tượng cần thận trọng: Cần thận trọng trước khi quyết định tiêm vacxin phòng ngừa viêm tai giữa với những đối tượng sau:


  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc đang sử dụng các loại thuốc khiến hệ miễn dịch ở ức chế. Đối với những trẻ này, việc tiêm vacxin thường không đạt hiệu quả do số lượng kháng thể được hệ miễn dịch sản sinh ít hơn so với các trường hợp thông thường.

  • Trẻ có các rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông.

  • Trẻ bị giảm tiểu cầu.

  • Nếu tiêm vacxin cho trẻ dưới 28 tuần tuổi, cần theo dõi chặt chẽ sau khi tiêm khoảng 48 – 72 giờ để kịp thời khắc phục tình trạng suy hô hấp hoặc ngưng thở.

  • Nên điều trị các tình trạng sức khỏe cấp tính ở con trẻ trước khi tiến hành tiêm vacxin phòng ngừa.

Lưu ý về đường tiêm

Vacxin phòng viêm tai giữa được tiêm bắp ở mặt trước/ mặt bên đùi hoặc tiêm ở cơ delta của cánh tay (đối với trẻ lớn hơn). Tuyệt đối không tiêm tĩnh mạch và tiêm dưới da khi sử dụng vacxin Synflorix.

Lịch tiêm vacxin phòng tiêm tai giữa

Trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi (liệu trình tiêm gồm 3 liều)


  • Mũi tiêm lần 1: Tiêm khi đủ 2 tháng tuổi

  • Mũi tiêm lần 2: Tiêm khi đủ 4 tháng tuổi

  • Mũi tiêm lần 3: Tiêm khi đủ 6 tháng tuổi

  • Mũi nhắc lại: Tiêm lại sau 6 tháng tính từ thời điểm tiêm mũi thứ 3.


Hoặc:


  • Mũi tiêm lần 1: Khi đủ 2 tháng tuổi

  • Mũi tiêm lần 2: Khi đủ 3 tháng tuổi

  • Mũi tiêm lần 3: Khi đủ 4 tháng tuổi

  • Mũi nhắc lại: Tiêm lại sau 6 tháng tính từ thời điểm tiêm mũi thứ 3.


Khoảng cách giữa hai liều tiêm phải ít nhất 1 tháng, tuyệt đối không rút ngắn thời gian giữa 2 liều tiêm. Liệu trình này có thể áp dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên.


Trẻ sinh non (cho trẻ có độ tuổi từ 27 tuần trở xuống)


  • Mũi tiêm lần 1: Khi đủ 2 tháng tuổi

  • Mũi tiêm lần 2: Khi đủ 4 tháng tuổi

  • Mũi nhắc lại: Tiêm lại sau 6 tháng tính từ thời điểm tiêm mũi đầu tiên.


Trẻ từ 7 – 11 tháng (chỉ tiêm cho trẻ chưa được tiêm vacxin ngừa phế cầu khuẩn trước đó)


  • Mũi tiêm lần 1: Tiêm vào bất cứ thời điểm nào khi trẻ đủ 7 – 11 tháng tuổi.

  • Mũi tiêm lần 2: Sau 1 tháng kể từ mũi tiêm thứ nhất.

  • Mũi nhắc lại: Tiêm khi trẻ bước vào năm tuổi thứ 2 và cách mũi thứ 2 ít nhất 2 tháng.


Trẻ từ 12 – 23 tháng (chỉ tiêm cho trẻ chưa được tiêm vacxin ngừa phế cầu khuẩn trước đó)


  • Mũi tiêm lần 1: Tiêm vào bất cứ thời điểm nào khi trẻ đủ 12 – 23 tháng tuổi.

  • Mũi tiêm lần 2: Cách mũi đầu tiên 2 tháng.

  • Trẻ từ 24 tháng tuổi – 5 tuổi (chỉ tiêm cho trẻ chưa được tiêm vacxin ngừa phế cầu khuẩn trước đó)

  • Mũi tiêm lần 1: Tiêm vào bất cứ thời điểm nào khi trẻ đủ 24 tháng tuổi – 5 tuổi.

  • Mũi tiêm lần 2: Cách mũi đầu tiên 2 tháng.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Điều dưỡng chuyên nghiệp

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Điều dưỡng chuyên nghiệp

Tác dụng phụ của vacxin

Tác dụng phụ do vacxin phòng viêm tai giữa có xu hướng xảy ra ở trẻ trên 12 tháng tuổi và ít gặp ở trẻ nhỏ hơn. Tác dụng phụ thường gặp bao gồm:


  • Sưng đỏ ở vị trí tiêm

  • Đau và chai cứng ở vị trí tiêm

  • Chán ăn

  • Kích thích

  • Sốt trên 38 độ C

  • Tiêu chảy

  • Quấy khóc

  • Nôn

  • Xuất hiện nốt sưng nhỏ và tụ máu ở vị trí tiêm


Các tác dụng phụ do vacxin Synflorix có thể nghiêm trọng hơn khi tiêm đồng thời với vacxin ngừa ho gà.

Khả năng tương tác của vacxin

Vacxin Synflorix có thể tương tác với một số vacxin sau:


  • Vacxin ngừa viêm gan B

  • Vacxin ngừa thủy đậu

  • Vacxin bạch hầu

  • Vacxin ngừa ho gà

  • Vacxin ngừa sỏi – rubella – quai bị

  • Vacxin não mô cầu

  • Vacxin Rotavirus


Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, việc tiêm vacxin có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên các triệu chứng này đều là phản ứng thông thường của cơ thể tiếp nhận các thành phần có trong vacxin. Ở một số trường hợp, cơ thể trẻ có thể bị dị ứng và đối kháng với vacxin phòng ngừa viêm tai giữa. Phản ứng dị ứng thường gây ra các triệu chứng như nổi mề đay, phát ban, khó thở, suy hô hấp, sốt cao,… Trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng nêu trên, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ xử lý kịp thời. Với những trẻ bị dị ứng vacxin Synflorix, bác sĩ thường yêu cầu ngưng tiêm phòng để đảm bảo an toàn.

Xét tuyển trực tuyến