Tìm hiểu bệnh viêm tủy xương và các biện pháp điều trị

Viêm tủy xương là một bệnh lý xương khớp thường gặp phải ở trẻ nhỏ với diễn biến bệnh kín, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Với bệnh lý này cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm gây nên.



Viêm tủy xương là một bệnh lý xương khớp khá nguy hiểm

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH VIÊM TỦY XƯƠNG LÀ GÌ?

Nguyên nhân gây viêm tủy xương là do vi khuẩn:


  • Vi khuẩn hay gặp nhất là tụ cầu vàng (khoảng 50% trường hợp)

  • Vi khuẩn thường gặp khác bao gồm: liên cầu trùng tan máu, phế cầu, Ecoli, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh.


Vi khuẩn có thể từ một cái nhọt, một vết xước, viêm nhiễm ở da, viêm họng, viêm amydal hay bất kì viêm nhiễm nào trên cơ thể, sau đó vi khuẩn đi vào máu sau đó tập trung tại xương phần lớn tập trung ở chỗ nối tiếp giữa đầu xương và thân xương do vùng này rất giàu mạch máu và dễ phát sinh bệnh viêm tủy xương.

NHỮNG TRIỆU CHỨNG VÀ DIỄN BIẾN CỦA BỆNH VIÊM TỦY XƯƠNG

Viêm tủy xương cấp tính: thường gặp ở trẻ em chiếm 80%.


Bất kì xương nào cũng có thể tổn thương, vị trí hay gặp là các đầu xương dài, nơi xương mềm, có tủy đỏ., xương càng phát triển càng dễ bị viêm. Viêm tủy cấp cũng có thể thứ phát sau ổ viêm nhiễm của đường hô hấp trên như viêm tai - mũi - họng, phế quản phế viêm...Viêm xương tủy cấp ở trẻ em mang tính chất nhiễm trùng toàn thân. Tại chi viêm, giới hạn viêm không rõ ràng, vừa có tính phá hủy vừa có tính tái tạo xương mới.


  • Có thể có biểu hiện nhiễm trùng toàn thân rầm rộ như: sốt cao rét run, sưng nóng đỏ vùng tổn thương. Khi có ban đỏ vùng da tại chỗ kèm sưng phồng phần mềm thường do mủ đã vượt qua vỏ xương, màng xương lan vào phần mềm, khớp lân cận có thể bị viêm.

  • Có thể có biểu hiện nhiễm trùng mơ hồ, không rõ ràng, dễ bỏ qua. Thông thường trẻ bỗng nhiên sốt cao, nhiễm trùng nhẹ.

  • Trẻ kêu đau quanh chi, hạn chế hoạt động (trái với thường lệ).

  • Khám thấy sưng nề nhẹ quanh đầu xương (hay gặp nhất viêm xương quanh gối), ấn vào khớp không đau.

  • Ở giai đoạn muộn khi viêm đã phá ra tổ chức phần mềm, toàn thân bệnh nhân có hội chứng nhiễm khuẩn, trùng rõ.

  • Tại chỗ có ổ áp-xe cơ ở chi: sưng - nóng - đỏ - đau và ở giữa bùng nhùng mủ. Nhiều khi có lỗ dò mủ ra ngoài. Lỗ dò mủ do viêm xương có đặc điểm điển hình: da quanh lỗ dò thâm, da sát xương, mủ chảy qua lỗ dò mùi hôi, tanh...

  • Ở người lớn: viêm đốt sống đĩa đệm là dạng phổ biến nhất. Bệnh nhân đau âm ỉ tại vùng tổn thương, co cơ cạnh cột sống, hạn chế vận động cột sống, ấn tại chỗ đau chói kèm triệu chứng chèn ép thần kinh như liệt, rối loạn đại tiểu tiện…


Triệu chứng cận lâm sàng:


  • Xét nghiệm máu có tăng bạch cầu, tăng tỷ lệ bạch cầu trung tính, máu lắng và protein C phản ứng (CRP) tăng.

  • Xquang giai đoạn sớm: sưng nề phần mềm, dấu hiệu phản ứng màng xương. Dấu hiệu tiêu xương thường muộn hơn, có thể gặp hình ảnh tiêu xương có bờ viền phản ứng rõ, hình mảnh xương chết.

  • Siêu âm cho phép phát hiện sưng nề phần mềm, đặc biệt các apxe cơ kèm theo.

  • Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ cũng có giá trị cao để chẩn đoán những tổn thương xương, phần mềm do viêm xương, đặc biệt ở vị trí khó chẩn đoán.

  • Chọc hút bằng kim mù hoặc dưới hướng dẫn của siêu âm, chụp cắt lớp lấy bệnh phẩm soi tươi, nuôi cấy tìm VK, làm kháng sinh đồ phục vụ điều trị.



Có đến 80% ca mắc bệnh viêm tủy xương cấp là trẻ em từ 6- 16 tuổi

CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM DO BỆNH VIÊM TỦY XƯƠNG GÂY NÊN?

Xương chết (hoại tử). Sự nhiễm trùng trong xương có thể cản trở lưu thông máu trong xương. Dẫn đến xương chết. Xương có thể lành sau khi phẫu thuật loại bỏ các phần xương chết. Nếu một phần lớn xương đã chết, tuy nhiên. Có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ chi để ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng.


Viêm khớp nhiễm khuẩn. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng trong xương có thể lây lan đến khớp gần đó.
Suy giảm tăng trưởng. Ở trẻ em, vị trí phổ biến nhất cho viêm xương tủy trong các khu vực mềm hơn. Được gọi là đĩa tăng trưởng, ở hai đầu của xương dài của cánh tay và chân. Tăng trưởng bình thường có thể bị gián đoạn trong xương bị nhiễm bệnh.


Ung thư da. Nếu viêm tủy xương đã mở thoát mủ, da xung quanh có nguy cơ cao phát triển ung thư tế bào vảy.

TÌM HIỂU CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TỦY XƯƠNG

Viêm tủy xương cấp tính nếu không được điều trị gì thì bệnh nhân có thể tử vong do nhiễm khuẩn toàn thân mỗi ngày một tăng lên hoặc là do ổ áp xe dưới cốt mạc sẽ vỡ ra phần mềm rồi rò ra ngoài.


Nguyên tắc điều trị bệnh viêm tủy xương:


  • Chẩn đoán bệnh sớm, dùng kháng sinh đường tĩnh mạch, dẫn lưu mủ và tổ chức hoại tử (nếu có).

  • Ngay trước khi cho thuốc cần cấy máu, cấy dịch khớp, làm nhanh xét nghiệm dịch khớp hoặc bệnh phẩm mủ tại chỗ bằng phương pháp soi tươi nhuộm gram tìm vi khuẩn. Căn cứ kết quả soi tươi nhuộm gram kết hợp với các yếu tố nguy cơ dự đoán chủng vi khuẩn để lựa chọn ngay kháng sinh thích hợp - trước khi có kết quả cấy máu hoặc dịch mủ.

  • Kháng sinh thuộc nhóm diệt khuẩn, liều cao, khởi đầu dùng đường tĩnh mạch. Trong đa số trường hợp nên dùng kháng sinh chống tụ cầu vàng liều cao.

  • Khi có kết quả kháng sinh đồ, điều trị dựa vào kết quả đáp ứng và kháng sinh đồ.


Viêm tủy xương không những có thể làm cho người bệnh bị tàn phế, trẻ em bị còi xương, chậm phát triển mà còn có thể dẫn đến căn bệnh ung thư da do mủ trong tủy xương bị vỡ. Chính vì vậy mà việc phát hiện và điều trị kịp thời có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả điều trị bệnh. Qua bài viết trên Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyên mọi người Cần phải xác định sớm và có biện pháp xử lý kịp thời.

Xét tuyển trực tuyến