Tìm hiểu các công dụng của vị thuốc đông y Thạch lựu

Thạch lựu là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Quả, vỏ rễ và vỏ thân của cây đều có tác dụng dược lý đa dạng và được sử dụng trong bài thuốc tẩy giun sán, tiêu chảy, sa trực tràng, ho lâu ngày, viêm họng, viêm amidan và chảy máu cam.

Cây thạch lựu

Tên gọi khác: Tháp lựu, Lựu.

Tên khoa học: Punica granatum

Tên dược: Pericarpium Punicae Granati

Họ: Lựu (danh pháp khoa học: Punicaceae)

Tìm hiểu đặc điểm của cây thạch lựu

Theo các Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược TPHCM, Thạch lựu là loài thực vật thân nhỏ, chiều cao khoảng 4 – 6m. Vỏ cây có màu nâu xám, sần sùi, một số cành có thể có gai.

Lá nguyên, đơn, mọc đối xứng, mặt lá bóng nhẵn và mỏng, cuống ngắn. Hoa mọc thành cụm hoặc mọc đơn độc ở ngọn cành. Hoa có 5 – 6 cánh màu đỏ chói hoặc trắng, nhị bầu.

Hoa lựu mọc thành cụm hoặc mọc đơn độc ở ngọn cành, thường có màu đỏ chói hoặc màu trắng

Quả hình cầu, có màu đỏ hoặc cam, kích thước to bằng nắm tay. Bên trong quả chia thành nhiều vách ngăn và chứa nhiều hạt, vỏ hạt mềm mọng.

Bộ phận dùng: Quả lựu được dùng ăn như một loại trái cây thông thường. Vỏ quả được sử dụng làm dược liệu (thạch lựu bì). Vỏ rễ và vỏ cây cũng có thể được dùng để làm thuốc nhưng ít phổ biến hơn.

Phân bố: Cây lựu có nguồn gốc từ Tây Á nhưng hiện nay được di thực và trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta, lựu được trồng nhiều để lấy quả hoặc làm cảnh.

Thu hoạch – sơ chế: Vỏ thân và vỏ rễ có thể thu hái quanh năm. Quả và vỏ quả được thu hoạch vào tháng 6 – 7 hằng năm.

Sau khi đào lấy rễ, đem rửa sạch rồi bóc lấy vỏ, sấy hoặc phơi khô. Vỏ quả lấy khi còn tươi, sau đó bỏ màng trong rồi đem thái nhỏ và sấy cho khô. Nếu dùng vỏ khô thì đem rửa sạch rồi dùng thìa cạo bỏ lớp màng trong, sau đó đồ cho vỏ mềm, thái mỏng và đem sao qua để dùng dần.

Bảo quản: Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát, không để dược liệu quá 2 năm. Thành phần hóa học của Thạch lựu: Cây thạch lựu chứa các thành phần hóa học sau:

+ Dịch quả lựu có chứa glucose, maltose, fructose, acid malic và acid citric

+ Vỏ quả chứa acid ursolic, acid betulic, granatin và isoquercetin.

Vỏ rễ chứa 2% tannin và 0.5 – 0.7% alkaloid (trong alkaloid phân lập nhận thấy một số hoạt chất như pseudopelletierin, methylpelletiarin, pelletierin và isopelletierin).

+ Vỏ thân chứa pelletierin và một số alkaloid khác nhưng hàm lượng thấp hơn so với vỏ rễ.

+ Dịch quả chứa glucose, maltose, fructose, acid malic và acid citric.

Tính vị:

+ Trong Y học cổ truyền, quả có vị chua ngọt, tính ấm.

+ Vỏ quả (thạch lựu bì) có vị chua sáp, tính ôn.

+ Vỏ rễ và vỏ thân có vị đắng chát, tính ấm và có độc tính.

Quy kinh: Quy vào kinh Đại tràng và Vị.

IMG_6143

Các công dụng làm thuốc của cây lựu

Hoa lựu:

Nước sắc hoa lựu được dùng để điều trị thổ huyết. Ngoài ra, hoa lựu còn được dùng trong trường hợp vết thương ra máu bằng cách phơi khô, tán bột rồi dùng để đắp ngoài da.

Quả lựu (phần ăn được, tức áo hạt):

Theo Đông y, lựu có vị ngọt, hơi chua nhẹ, tính ấm. Phần ăn được của hạt lựu chứa nhiều loại vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B5, B6, B9 và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như Can xi, Sắt, Ma giê, Phốt pho, Ka li, Kẽm. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C trong lựu khá cao: 6,1 mg/ 100 g áo hạt.

Kết quả nghiên cứu cho thấy uống nước ép lựu liên tục trong hai tuần, mỗi ngày khoảng 50 đến 60 ml làm giảm quá trình o xy hóa đến 40 %, đồng thời cũng làm giảm lượng cholesterol lắng đọng trong cơ thể. Đáng chú ý, hiệu quả này vẫn kéo dài thêm 1 tháng sau khi ngừng sử dụng lựu. Bên cạnh đó, kết quả điều tra lâm sàng cũng cho thấy nước ép quả lựu chống lão hóa và chống bệnh tim mạch rất tốt.

Vỏ lựu:

Vỏ lựu vị chua và chát, tính ấm, có tác dụng cầm máu, điều trị lỵ, tiêu chảy (sắc uống khoảng 3 – 6g mỗi ngày). Bên cạnh đó, vỏ lựu còn điều trị khí hư, lòi dom bằng cách giã nát, đắp ngoài hoặc giã nát, ép lấy nước để thụt rửa ngoài.

Vỏ rễ cây lựu:

Vỏ rễ cây lựu có vị đắng và chát, tính ấm, có tác dụng ức chế trực khuẩn gây ra bệnh lỵ, thương hàn. Nước sắc vỏ rễ có tác dụng sát trùng, trừ giun sán. Đối với trường hợp bị sâu răng, có thể dùng nước sắc vỏ rễ để ngậm.

Tuyển sinh lớp Y sĩ Y học Cổ truyền Sài Gòn

Nếu bạn có nhu cầu học Y sĩ Y học cổ truyền. Hãy liên hệ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ số 215 D+E Nơ Trang Long – Quận Bình Thạnh - Thành Phố Hồ Chí Minh.

☎ Hotline: 07.6981.6981 - 09.6881.6981.   Zalo tư vấn: 09.6881.6981

Xét tuyển trực tuyến