Tìm hiểu các kỹ thuật chẩn đoán chính xác bệnh mạch vành

Điều trị bệnh động mạch vành gồm một số phương pháp như: Thay đổi lối sống, sử dụng thuốc điều trị, tái thông lòng mạch, nong mạch và phẫu thuật tim tùy theo từng trường hợp cụ thể. Vậy các kỹ thuật chẩn đoán chính xác bệnh mạch vành như thế nào?

Bệnh mạch vành gây ra do sự tích tụ mảng bám trong lòng động mạch

Bệnh mạch vành gây ra do sự tích tụ mảng bám trong lòng động mạch

Bệnh mạch vành nguy hiểm như thế nào?

Theo Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bệnh động mạch vành là sự thu hẹp hoặc tắc nghẽn của các mạch máu giữ nhiệm vụ mang máu đến tim. Tình trạng này thường xảy ra do xơ vữa động mạch. Nguyên nhân là do sự tích tụ của cholesterol và chất béo bên trong động mạch.

Điều này gây tắc nghẽn hoặc làm hỏng thành mạch, khiến máu hạn chế hoặc ngừng lưu thông đến tim. Khi tim không nhận đủ máu thì sẽ không có đủ oxy và dưỡng chất nên hoạt động kém. Hậu quả là gây ra các cơn đau tim và đau thắt ngực. Thậm chí, nếu nguồn cung cấp máu đến tim bị ngừng đột ngột có thể dẫn đến đột quỵ, tử vong. Vì vậy, bạn cần nhanh chóng chẩn đoán, phát hiện sớm và tìm ra phương pháp điều trị bệnh động mạch vành càng sớm càng tốt.

Dấu hiệu nhận biết bệnh động mạch vành

Đau thắt ngực là dấu hiệu cơ bản và quan trọng nhất để nhận biết bệnh động mạch vành. Đau có cảm giác bó chặt, thắt nghẹt, đè ép hay đôi khi chỉ là cảm giác có 1 cái gì đó khó chịu trong lồng ngực. Vị trí đau hay gặp là sau xương ức, giữa ngực hoặc vùng tim. Đau có thể tại chỗ hoặc lan lên cổ, hàm, vai hay cánh tay bên trái, ít trường hợp lan ra sau lưng hay vùng cột sống. Cơn đau thường rất ngắn chỉ 10-30 giây hay 1 vài phút; nếu cơn đau kéo dài trên 15 phút là có khả năng đã bị nhồi máu cơ tim.

Có 2 loại đau thắt ngực: cơn đau thắt ngực ổn định và cơn đau thắt ngực không ổn định. Đau thắt ngực ổn định là do mảng vữa xơ gây hẹp lòng động mạch vành, xuất hiện lặp đi lặp lại khi người bệnh gắng sức đạt đến 1 mức độ nào đó hay trong cùng 1 hoàn cảnh. Còn hội chứng vành cấp khi đau thắt ngực xảy ra bất kỳ (đau thắt ngực không ổn định), cả lúc nghỉ ngơi hay khi gắng sức nhưng không đỡ khi ngừng gắng sức.

Đau thắt ngực không ổn định rất nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời vì dễ chuyển thành nhồi máu cơ tim. Dấu hiệu chủ yếu để phân biệt giữa đau thắt ngực ổn định và không ổn định là hoàn cảnh xảy ra đau thắt ngực: khi nghỉ hay khi gắng sức. Nếu khi gắng sức với 1 mức độ nhất định nói lên tính chất ổn định, còn nếu xuất hiện khi nghỉ nói lên sự không ổn định và sẽ có nguy cơ chuyển nhồi máu hoặc đột tử.

IMG_6357

Các kỹ thuật chẩn đoán chính xác bệnh mạch vành

Giảng viên Cao đẳng kỹ thuật hình ảnh Y học cho biết, một số kỹ thuật giúp chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị bệnh mạch vành sớm nhất bao gồm:

Đo điện tâm đồ

Đây là biện pháp đơn giản nhất giúp phát hiện những dấu hiệu của bệnh mạch vành. Xét nghiệm phổ biến này nhằm kiểm tra nhịp tim, lưu lượng máu đến tim. Bác sĩ có thể chẩn đoán trước các cơn đau tim và phát hiện nhanh các vấn đề bất thường.

Siêu âm tim

Đây là xét nghiệm với nguyên lý sử dụng sóng siêu âm hoặc sóng âm tần số cao. Nhằm mục đích tạo ra hình ảnh đồ họa về cấu trúc của tim, hoạt động bơm và hướng của dòng máu.

Thông tim và chụp mạch

Đây là kỹ thuật hiện đại nhất để chẩn đoán bệnh mạch vành. Bằng xét nghiệm này, các mạch máu sẽ hiển thị rõ ràng trên hình ảnh. Bác sĩ sẽ có thể quan sát kỹ hơn động mạch vành, phát hiện được mọi tắc nghẽn.

Sử dụng máy chụp X-quang hoặc máy công nghệ cao (như máy chụp CT, MRI)

Đây là phương pháp xét nghiệm giúp nhận được hình ảnh về cấu trúc chi tiết bên trong lồng ngực. Kỹ thuật này sẽ cho ra hình ảnh giải phẫu mạch vành, mức độ vôi hóa mạch vành, mức độ hẹp mạch vành, vị trí hẹp mạch vành, dị dạng mạch vành, mức độ sống còn cơ tim… Nhờ đó, bác sĩ sẽ có những chẩn đoán chính xác hơn.

Xét tuyển trực tuyến