Tìm hiểu các nguyên nhân gây nên bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm mà hơn 7 triệu người, trong đó có cả trẻ em và người già đang mắc phải. Cùng tìm hiểu bệnh lý này qua bài viết dưới đây nhé!



Trào ngược dịch vị dạ dày lên thực quản họng gọi tắt là trào ngược dạ dày

TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN LÀ GÌ?

Theo các Điều Dưỡng – Giảng viên đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Đây là một hiện tượng sinh lý có thể gặp ở người,ở thường xảy ra về đêm, sau bữa ăn với đặc điểm là thời gian ngắn và không gây triệu chứng.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN LÀ GÌ?

Để có cách phòng tránh hiệu quả, chúng ta cần hiểu rõ đâu là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Nguyên nhân trực tiếp

Có 2 nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày:


  • Co thắt dưới thực quản suy yếu, không đóng kín.

  • Hàm lượng acid trong dạ dày quá nhiều.

Nguyên nhân gián tiếp

Một số nguyên nhân gián tiếp dẫn đến bệnh trào ngược dịch vị dạ dày lên thực quản họng là:


  • Sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia…

  • Lạm dụng một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ.

  • Người bệnh đang bị viêm loét dạ dày, sa dạ dày, thoát vị cơ hoành, ung thư dạ dày…

  • Thói quen ăn uống không khoa học như ăn quá no, sử dụng thực phẩm không tốt cho dạ dày, nằm luôn sau khi ăn…

  • Căng thẳng, tinh thần không thoải mái làm tăng acid trong dạ dày.

  • Phụ nữ đang mang thai, người béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

TRIỆU CHỨNG GÂY BỆNH TRÀO NGƯỢC

Bệnh trào ngược dịch vị dạ dày lên thực quản thường biểu hiện ra bằng những triệu chứng dễ nhận biết như:

Thường xuyên bị ợ và cảm giác đắng miệng

Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng là triệu chứng phổ biến nhất khi bị bệnh. Tình trạng này thường xuyên xảy ra khi bạn ăn quá no, hoặc vừa ăn xong đã nằm.


Dịch vị dạ dày có kèm theo dịch mật, nên bạn sẽ thường có cảm thấy đắng miệng.

Buồn nôn khi ăn no hoặc nằm sau khi ăn

Dịch vị dạ dày trào ngược vào họng sẽ gây cảm giác buồn nôn, đặc biệt khi ăn no hoặc vừa ăn xong đã nằm. Khi bị nặng, tình trạng này sẽ diễn ra nhiều, người bệnh có thể nôn ngay sau khi ăn.

Tức ngực, khó thở

Axit dạ dày trào ngược tác động lên bề mặt niêm mạc thực quản làm cho niêm mạc bị tổn thương, gây ra cảm giác đau thắt ở ngực, khó thở.


Khi tình trạng khó thở xảy ra thường xuyên, bạn có thể đang gặp vấn đề về tim hoặc phổi.

Khó nuốt hoặc bị nghẹn khi ăn

Bệnh trào ngược dịch vị dạ dày lên thực quản họng trở nặng làm niêm mạc thực quản bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, khi ăn, người bệnh sẽ cảm giác khó nuốt, đau rát và rất dễ bị nghẹn.

Thường xuyên đau bụng

Khi bệnh trở nặng, có thể gây viêm loét dạ dày và ruột, gây ra những cơn đau bụng kéo dài.

Phân có màu đen và có máu

Hiện tượng phân có màu đen, có máu rất có thể cảnh báo bệnh trào ngược dịch vị dạ dày lên thực quản họng đã ở giai đoạn nặng.

Sụt cân nhanh, suy dinh dưỡng

Người bệnh cảm giác mệt mỏi, kén ăn, chóng mặt và hấp thu thức ăn kém nên sẽ bị giảm cân đột ngột, nếu kéo dài có thể bị suy dinh dưỡng.


Đi khám bác sĩ nếu như các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản càng nghiêm trọng hoặc xảy ra thường xuyên hơn.



Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường có các biểu hiện này

CÁC BIỆN PHÁP GIÚP ĐIỀU TRỊ TRÀO NGƯỢC NHƯ THẾ NÀO?

Bệnh nhân nên thử điều chỉnh lối sống và sử dụng thuốc không kê đơn trước. Nếu người bệnh không thấy các triệu chứng trong vài tuần, bác sĩ có thể kê đơn thuốc theo toa hoặc phẫu thuật.


Thuốc không kê đơn gồm:


  • Thuốc trung hòa axit dạ dày như Mylanta, Rolaids và Tums, có thể giúp giảm đau nhanh chóng. Nhưng chỉ sử dụng đơn lẻ thuốc trung hòa axit sẽ không chữa lành được thực quản bị viêm do axit dạ dày. Việc lạm dụng một số thuốc kháng axit có thể gây ra tác dụng phụ, như tiêu chảy hoặc đôi khi là các vấn đề về thận.

  • Thuốc làm giảm sản xuất axit như thuốc chẹn thụ thể H-2. Thuốc chẹn thụ thể H-2 không hoạt động nhanh như thuốc trung hòa axit, nhưng chúng giúp giảm đau lâu hơn và có thể làm giảm sản xuất axit từ dạ dày đến 12 giờ.

  •  Một số nhóm thuốc có khả năng giúp ngăn chặn sản xuất axit và chữa lành thực quản. Những loại thuốc này - được gọi là thuốc ức chế bơm proton - là chất ức chế axit mạnh hơn thuốc ức chế thụ thể H-2 và tạo điều kiện cho mô ở thực quản bị tổn thương có thời gian lành lại.


Thuốc kê đơn gồm:


  • Thuốc ức chế thụ thể H-2 có kê đơn. Những loại thuốc nhóm này thường được dung nạp tốt nhưng sử dụng lâu dài có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ thiếu vitamin B-12 và gãy xương.

  • Thuốc ức chế bơm proton có kê đơn (Prescription-strength proton pump inhibitors). Mặc dù thường dung nạp tốt, nhưng nhóm thuốc này có thể gây tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn và thiếu vitamin B-12. Sử dụng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông.

  • Thuốc tăng cường cơ thắt thực quản dưới. Baclofen có thể làm giảm GERD bằng cách giảm tần suất thư giãn của cơ thắt thực quản dưới. Tác dụng phụ có thể bao gồm mệt mỏi hoặc buồn nôn.

  • Thuốc tăng co thắt cơ thực quản dưới.


Có thể dùng thuốc để kiểm soát được bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên nếu người bệnh dùng thuốc không có hiệu quả hoặc người bệnh muốn tránh tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng lâu dài, bác sĩ có thể khuyên bạn:

  • Phẫu thuật để củng cố cơ vòng thực quản dưới (Fundoplication), phẫu thuật sẽ thắt chặt các cơ vòng thực quản dưới để ngăn chặn trào ngược bằng cách mổ nội soi.

  • Hệ thống LINX (LINX device) là một vòng các hạt từ tính nhỏ được quấn quanh cơ vòng thực quản (LES). Tác dụng của các hạt nam châm được thiết kế nhằm cung cấp thêm lực để giữ cho cơ vòng thực quản yếu luôn được đóng kín. Trong khi nuốt, lực giữa các hạt là vượt qua bởi áp lực cao hơn của lực nuốt và dụng cụ giãn ra để nuốt trôi thức ăn hoặc dịch lỏng như bình thường. Khi thức ăn đi qua cơ vòng thực quản, thiết bị sẽ trở lại trạng thái bình thường. Thiết bị này được cấy bằng phẫu thuật nội soi ít xâm lấn (Minimally invasive surgery)


Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh trào dạ dày thực quản và cách điều trị bệnh và cần phòng tránh bệnh hiệu quả nhé.

Xét tuyển trực tuyến