Tìm hiểu các triệu chứng và phương pháp điều trị của bệnh bệnh nấm tai

Nấm tai là bệnh dễ bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là những người sinh sống ở khu vực có khí hậu nóng ẩm, những người thường xuyên bơi lội, người có hệ miễn dịch yếu. Bệnh nấm tai khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt, vậy phương pháp điều trị của bệnh nấm tai là gì?

Bệnh nấm tai được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau

Bệnh nấm tai được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau

Nguyên nhân gây bệnh nấm tai là gì?

Theo các Giảng viên Cao đẳng Dược cho biết, bệnh nấm tai là tình trạng tại bị nhiễm trùng do sự phát triển của các loại nấm tai.

– Có tất cả hơn 50 loại nấm có thể gây nên căn bệnh này. Trong đó, phổ biến nhất là Aspergillus và Candida. Hơn thế, có những trường hợp là nấm kết hợp với vi khuẩn sẽ làm tình trạng viêm tai  trở nên nặng hơn.

– Những người sống ở khu vực nhiệt đới, có khí hậu ấm áp sẽ có nguy cơ mắc bệnh nấm tai hơn. Vì nơi đây là môi trường lý tưởng cho các loại nấm phát triển. Có thể thấy rằng, vào mùa hè thì bệnh nấm tai cũng sẽ tăng cao.

– Những người đi tắm ở bể bơi nhưng không vệ sinh sạch sẽ cũng sẽ dễ dàng mắc bệnh nấm tai. Môi trường ẩm ướt chính là cơ hội tốt để nấm sinh sôi và phát triển.

– Nếu một bộ phận trên cơ thể bị nấm thì cũng sẽ bị lây các bộ phận khác, trong đó có nấm tai. Ở nhiều phụ nữ mắc bệnh nấm âm đạo. Nếu không được chữa trị kịp thời thì bệnh nấm tai cũng có thể lây nhiễm từ nấm âm đạo.

– Những người thường xuyên đi lấy ráy tai ở tiệm cắt tóc cũng có nguy cơ bị nấm tai. Dụng cụ lấy ráy tai không được vệ sinh sạch sẽ chính là nguồn lây nhiễm từ người bị bệnh sang người không bị nấm.

Triệu chứng của bệnh nấm tai là gì?

Khi mắc bệnh nấm tai, người bệnh sẽ có những triệu chứng dưới đây. Các triệu chứng này thường xuất hiện ở một tai. Nhưng trong một số trường hợp, các triệu chứng này sẽ có ở hai tai. Đó là:

– Ngứa tai: Đây là triệu chứng thông dụng nhất của bệnh nấm tai. Mức độ ngứa sẽ tăng dần khi ngoáy tai liên tục.

– Ù tai

– Khả năng nghe kém, dấu hiệu này sẽ rõ ràng khi cả hai tai đều bị nấm

– Triệu chứng có dấu hiện tăng lên

– Có cảm giác căng đầy, căng tức trong tai

– Đỏ vùng da ngoài ống tai

– Dịch màu trắng, vàng hoặc nâu bẩn chảy ra ngoài.

Nếu gặp các dấu hiệu trên, bạn hãy đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Truong-cao-dang-duoc-sai-gon-tuyen-sinh-25-1

Phương pháp điều trị bệnh nấm tai là gì?

Nếu gặp một trong các dấu hiệu ở trên thì bạn cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra kỹ càng. Các bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử và thực hiện một số bước kiểm tra thể chất của bạn. Bác sĩ sẽ dùng ống soi tai để kiểm tra màng nhĩ và ống tai của bạn. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ lấy dịch trong tai để xét nghiệm.

Sau đó, các bác sĩ sẽ được ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bênh nhân. Bạn có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:

Vệ sinh tai

Vệ sinh tai sẽ giúp làm sạch và loại bỏ các chất dịch đang tích tụ trong tai. Các bác sĩ sẽ dùng dung dịch rửa tai hoặc các phương pháp khác để làm sạch tai của bạn. Bạn không nên tự vệ sinh tai tại nhà bằng tăm bông hay gạc. Vì chúng có thể làm tổn thương tai nếu như dụng cụ đó được đưa vào tai quá sâu.

Sử dụng thuốc nhỏ tai

Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ tai để trị nấm clotrimazole và fluconazole để điều trị bệnh nấm tai. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Thuốc uống

Khi sử dụng thuốc nhỏ tai mà không có hiệu quả, bạn sẽ được chỉ định các loại thuốc uống như itraconazole (Sporanox). Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc không được kê đơn như như thuốc chống viêm không steroid hoặc acetaminophen (Tylenol) để giảm đau.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Bạn cũng có thể điều trị bệnh nấm tai tại nhà khi áp dụng các biện pháp dưới đây. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện:

– Sử dụng Hydrogen peroxide pha loãng để làm giảm tắc nghẽn dịch và ráy tai.

– Sau khi bơi, bạn có thể sử dụng dung dịch nhỏ tai để làm sạch

– Bạn nên sử dụng mũ bơi hoặc nút bịt tai trong khi bơi để làm giảm tình trạng nước vào tai

– Sau khi tắm, bạn có thể sử dụng máy sấy để không đọng nước lại trong tai. Tuy nhiên, khi dùng máy sấy, bạn nên để nhiệt độ vừa phải và để máy ra xa.

Như vậy, Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã chia sẻ đến các bạn thông tin đầy đủ nhất về bệnh nấm tai. Hi vọng rằng bạn đã có thêm những hiểu biết về bệnh cũng như cách phòng bệnh hiệu quả nhất.

Xét tuyển trực tuyến