Nội dung chính
Tắc ruột sơ sinh là hội chứng cấp cứu ngoại khoa phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh do tắc ruột gây nên. Nếu không được điều trị kịp thời, hội chứng tắc ruột sơ sinh sẽ dẫn tới những hậu quả rất nghiêm trọng, bệnh nhi có thể tử vong.
- Cùng bác sĩ Trường Dược Sài Gòn tìm hiểu thoát vị bẹn người lớn
- Một tình nguyện viên đã tử vong sau khi thử vaccine ngừa Covid-19
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng tắc ruột ở trẻ em
TÌM HIỂU CHỨNG TẮC RUỘT SƠ SINH LÀ GÌ?
Tắc ruột sơ sinh là một tình trạng cấp cứu ngoại khoa nhi xảy ra ở trẻ trong 15 ngày đầu sau khi sinh. Trước đây khi Y học còn chưa phát triển điều trị cho tắc ruột cho trẻ sơ sinh gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ chẩn đoán sớm cùng những tiến bộ vượt bậc của khoa gây mê và hồi sức đã khắc phục giảm đi đáng kể số ca tử vong hiện nay trên thế giới.
NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH TẮC RUỘT SƠ SINH
Nguyên nhân tắc ruột sơ sinh bao gồm:
- Phì đại tràng bẩm sinh (bệnh Hirschsprung)
- Liệt hồi tràng do phân su ( Meconium ileus)
- Lồng ruột (intussusceptions)
- Viêm ruột.
- Viêm túi thừa (tình trạng các túi nhỏ phồng lên ở đường tiêu hoá bị viêm nhiễm)
- Xoắn đại tràng.
Trong số các nguyên nhân kể trên, nguyên nhân chủ yếu trong đa số các trường hợp tắc ruột sơ sinh là lồng ruột. Lồng ruột là trạng thái bệnh lý khi một đoạn ruột chui lồng vào đoạn ruột tiếp theo khiến đường ruột bị bịt nút và thắt nghẹt. Lồng ruột tự phát là nguyên nhân gây tắc ruột thường gặp ở bệnh nhi dưới hai tuổi, đa số là kiểu lồng hồi - đại tràng.
Nguyên nhân dẫn đến lồng ruột đến nay vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, có một số giả thuyết cho rằng lồng ruột xảy ra là do kích thước ruột có sự mất cân đối, do quá sản tế bào lympho, do polip đại tràng, hoặc do viêm đường hô hấp trên hay bệnh viêm đường ruột do virus (adenovirus, enterovirus, cytomegalovirus, rotavirus).
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN TẮC RUỘT TRẺ SƠ SINH
Thăm khám triệu chứng lâm sàng: khám trực tràng thể phân su trắng hoặc một ít phân su đen quánh. Hố chậu phải có thể nhìn thấy hình phân su lỗ chỗ.
Chụp X-quang.
Siêu âm.
Thụt tháo bằng khí hoặc barium.
Chụp cắt lớp vi tính (CT).

Tắc ruột sơ sinh là hội chứng cấp cứu ngoại khoa phổ biến
CáC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TẮC RUỘT SƠ SINH
Việc đầu tiên bác sĩ sẽ làm là ổn định thể trạng cho trẻ bằng cách truyền dịch thông qua đường tĩnh mạch, đồng thời giải nén ruột cho trẻ bằng ống thông từ mũi vào dạ dày cho trẻ.
Tiến hành tháo ruột:
- Điều trị bảo tồn
Chỉ định trong trường hợp đã chắc chắn và chưa xuất hiện biến chứng. Thụt tháo bằng khí hoặc barium nếu hiệu quả việc điều trị tiếp theo sẽ không cần thiết. Theo dõi hồi phục sức khỏe cho trẻ đến khi hết tắc ruột mới bắt đầu cho trẻ bú sữa trở lại.
- Điều trị phẫu thuật
Đã có biến chứng như thủng ruột, xoắn ruột hoặc điều trị bảo tồn thất bại. Mổ một đường giữa trên rốn, đi tìm và đưa quai ruột chứa phân su ra ngoài ổ bụng sau đó cắt bỏ. Bác sĩ đặt sonde vào đầu dưới bơm rửa sạch phân su và kết thể phân su, khâu nối ruột là bước cuối cùng trong quá trình phẫu thuật.
CHA MẸ CÓ THỂ PHÒNG NGỪA BỆNH TẮC RUỘT SƠ SINH NHƯ THẾ NÀO?
Tắc ruột sơ sinh có thể được hạn chế bằng một số cách sau:
Trước khi sinh
- Người mẹ cần tiêm phòng đầy đủ trước khi có ý định mang thai.
- Trong quá trình mang thai cần nghỉ ngơi và vận động hợp lý, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tránh tiếp xúc với môi trường độc hại.
Sau khi sinh
- Trường hợp trẻ sinh non thì bố mẹ cần chú ý chăm sóc hệ tiêu hoá của trẻ.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ để ngăn chặn tình trạng tắc ruột, tránh chất béo và các thực phẩm khó tiêu hoá.
Qua bài viết trên , Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyên cha mẹ nên chú ý để phát hiện sớm trường hợp con bị tắc ruột sơ sinh sẽ giúp việc điều trị có kết quả tốt hơn.