Tìm hiểu công dụng của húng quế và bài thuốc chữa bệnh trong Đông y

Húng quế cũng giống như Húng chanh là một loại rau thơm được dùng rất phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên ít người biết được đến các tác dụng của chúng như: chữa mẩn ngứa, chữa đau đầu do viêm xoang, kích thích tiêu hóa…

Húng quế

Tìm hiểu những đặc điểm của cây Húng quế

Húng quế còn được dân gian goi với tên gọi khác như rau quế, é quế, húng chó, húng giỗi, hương thái. Tên khoa học là Ocimum basilicum L. var basilicum. Thuộc họ hoa Môi (Lamiaceae).

Cây có chứa 0,02-0,06% tinh dầu, màu vàng nhạt, có mùi thơm dễ chịu tựa mùi sả chanh. Trong tinh dầu có linalool 60%, cineol 25%, estragol methyl 60%, chavicol 70%.

Tinh dầu húng quế có chất chống oxi hóa nên có thể ngăn ngừa lão hóa, chăm sóc da và tóc.

Húng quế còn chứa flavonoid gồm orientin và vicenin, có tác dụng bảo vệ các tế bào và các nhiễm sắc thể từ các bức xạ và oxi hóa từ môi trường. Húng quế giàu beta caroten giúp phòng tránh các bệnh viêm khớp và các tế bào ung thư.

Một số chất dinh dưỡng khác có trong húng quế như magie, sắt, canxi, kali, vitamin C và vitamin K, rau cũng có chứa nhiều chất xơ tốt cho cơ thể.

Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, húng quế có vị cay, tính nóng, thơm dịu, làm ra mồ hôi, lợi tiêu và giảm đau.

thuoc-nam-truong-cao-dang-duoc-sai-gon-0859

Các bài thuốc sử dụng rau húng quế để chữa bệnh

Chữa rắn cắn, sâu bọ đốt, eczema, viêm da

Giã nát 1 nắm lá húng quế tươi rồi đắp lên vết thương hoặc cũng có thể nấu nước lá rồi rửa.

Chữa mẩn ngứa, dị ứng

Tác dụng của húng quế trong việc chống lại các vi khuẩn và nấm có hại là rất tốt. Việc ăn loại rau này thường xuyên giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại sự tăng trưởng của vi khuẩn. Chiết xuất từ dầu húng quế cũng có khả năng kháng sinh đối với các loại vi khuẩn khác nhau.

Ngâm 3-6g hạt é trong nước cho hạt nổi nhầy, giã nát với 20-30g lá húng quế tươi, lấy nước thêm đường uống, bã đắp hoặc xoa chỗ ngứa. Hoặc lá húng quế khô sắc nước uống.

Bị sổ mũi, khó tiêu, ỉa chảy

Sắc lấy nước uống từ 15g cây húng quế (cắt cả cành). Hoặc có thể ăn thêm rau quế trong bữa ăn hàng ngày. Đơn giản hơn để trị sổ mũi là vò nát lá húng quế và trực tiếp đưa lên mũi ngửi, tinh dầu trong lá quế sẽ trực tiếp đi vào mũi giúp làm sạch đường hô hấp.

Chữa hoNếu bạn để ý sẽ thấy thành phần của một số thuốc ho thường có húng quế vì loại thảo dược này chữa ho rất hiệu quả. Cách sử dụng lá húng quế để trị ho:

Bạn cho vài lá húng quế vào ấm nước, đun sôi lá trong khoảng 8 đến 10 phút, thêm một ít muối vào, chờ nguội và dùng ngay.

Nếu bị đau họng do ho quá nhiều, hãy thêm một ít lá húng quế vào ly nước ấm và súc miệng bằng dung dịch này.

Cảm lạnh, đau đầu, miệng đắng

Sắc lấy nước uống hỗn hợp gồm 20g húng quế, 15g húng chanh, 8g lá chanh, 8 lát gừng tươi. Ngày uống 1 thang.

Lợi sữaLấy 1 nắm lá húng quế sắc với 1 lít nước, chia thành 2 cốc, uống trong ngày.

Giúp tăng hương vị thức ăn

Lấy 1-2 giọt tinh dầu vào nước ép trái cây, sinh tố sẽ tạo hương vị đặc biệt hơn, tạo cảm giác hấp dẫn hơn.

Rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, tiêu chảy

Cắt cả cành lá húng quế tươi, lấy 15g sắc nước uống.

Những lưu ý khi dùng Húng quế

Theo Bác sĩ YHCT Trường Cao đẳng Dược TPHCM khuyến ên cạnh những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời, húng quế cũng có một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe mà không phải ai cũng biết:

Có khả năng làm loãng máuHúng quế thường được dùng làm thành phần trong một số dược phẩm chống đông máu nên những người đang sử dụng thuốc chống loãng máu nên hạn chế ăn và sử dụng rau này.

Hạ đường huyết

Những người bị bệnh tiểu đường hay có tiền sử bị ha đường huyết, nếu sử dụng nhiều húng quế sẽ dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu bị hạ quá thấp.

Ảnh hưởng đến thai phụ

Phụ nữ mang thai ăn quá nhiều húng quế có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và con. Nó cũng có thể kích hoạt các phản ứng ở phụ nữ mang thai.

Thực phẩm này gây kích thích các cơn co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai, dẫn đến biến chứng trong khi sinh hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt.

Gây ngộ độc

Thành phần chính của húng quế là eugenol. Nếu ăn nhiều húng quế sẽ dẫn đến quá lượng eugenol trong cơ thể và bị ngộ độc cơ thể. Biểu hiện là ho, thở gấp và nước tiểu có máu.

Để tránh được những tác dụng phụ không mong muốn trên, trước khi sử dụng hay áp dụng các bài thuốc trên từ húng quế, phải có sự chẩn đoán, bắt bệnh và tư vấn cụ thể của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Tuyển sinh lớp Y sĩ Y học Cổ truyền Sài Gòn

Nếu bạn có nhu cầu học Y sĩ Y học cổ truyền. Hãy liên hệ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ số 215 D+E Nơ Trang Long – Quận Bình Thạnh - Thành Phố Hồ Chí Minh.

☎ Hotline: 07.6981.6981 - 09.6881.6981.   Zalo tư vấn: 09.6881.6981

Xét tuyển trực tuyến