Tìm hiểu dấu hiệu, triệu chứng và các giai đoạn của thoái hóa xương khớp

Thoái hóa xương khớp là một loại bệnh mạn tính xảy ra chủ yếu ở người trung niên và người có tuổi. Tuy nhiên hiện nay quá trình thoái hóa có xu hướng trẻ ra do thói quen sinh hoạt xấu, ít vận động và chế độ ăn nhiều dầu mỡ. Cùng tìm hiểu các giai đoạn của bệnh qua bài viết dưới đây nhé!

thoái hóa xương khớp

Nguyên nhân gây thoái hóa xương khớp?

Thoái hóa tự nhiên

Đây là quy luật tự nhiên, ít ai có thể tránh khỏi. Càng về già xương khớp càng dễ lão hóa, tình trạng này thường xuất hiện khi bắt đầu bước qua độ tuổi 30.

Ăn uống thiếu chất

Bệnh thoái hóa xương khớp có thể do cơ thể thiếu hụt lượng canxi, chất glucosamine là thành phần chính để sản sinh ra sụn khớp, các thành phần giúp bôi trơn đốt sống.

Chấn thương do tai nạn

Những va chạm hình thành các chấn thương trong quá trình sinh hoạt, lao động cũng là những nguyên nhân bệnh thoái hóa xương khớp điển hình.

Di truyền

Các tổn thương bẩm sinh khiến nhiều người bị gù hay bị vẹo cột sống gây ra sự thay đổi diện tích khiến cho xương khớp bị chèn ép, gây nên bệnh.Biến chứng bệnh lý: Những người bị mắc bệnh tiểu đường, mãn kinh sớm hay những bệnh nhân yếu sinh lý, thận hư, suy giảm chức năng thận…

Dấu hiệu, triệu chứng thoái hóa xương khớp?

Những biểu hiện thường thấy khi bị thoái hóa khớp như:

+ Đau các khớp gối, khớp háng, khớp ngón tay,… kèm theo hiện tượng cứng khớp.

+ Đau về đêm hoặc đau khi thay đổi thời tiết

+ Đau tăng khi lên xuống cầu thang, ngồi xổm

+ Cơn đau ngày càng tăng, xuất hiện theo từng đợt

+ Có tiếng lạo xạo khi chuyển động hoặc vận động khớp

Tình trạng bệnh không điều trị kịp thời có thể gây biến dạng các khớp do gai mọc xung quanh vùng khớp.

Tìm hiểu các giai đoạn thoái hóa xương khớp 

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết thoái hóa xương khớp chia làm 4 giai đoạn:

Thoái hóa khớp giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, khe khớp gần như bình thường, sụn khớp chưa bị bào mòn, chức năng hoạt động khớp bình thường và có thể có gai xương nhỏ. Người bệnh đi lại bình thường, khớp chưa có dấu hiệu bất thường, ít có các cơn đau khớp hoặc có thể đau khi đi lại, vận động mạnh. Khớp không bị sưng, không biến dạng nếu chụp X-quang hoặc MRI thì thấy khớp gần như bình thường.

Thoái hóa khớp giai đoạn 2

Đây là giai đoạn bắt đầu tiến triển thoái hóa khớp. Trên hình ảnh chụp X quang, thấy hình ảnh gai xương rõ, khe khớp hẹp nhẹ nhưng bề mặt sụn khớp vẫn chưa bị thay đổi nhiều, bao hoạt dịch khớp vẫn hoạt động bình thường giúp các đầu xương hoạt động được trơn tru. Bệnh nhân có thể có những biểu hiện như đau khi vận động nhiều, giảm đau khi nghỉ ngơi và cứng khớp vào buổi sáng hoặc khi trời lạnh

Thoái hóa khớp giai đoạn 3

Giai đoạn này có thể nhìn thấy hình ảnh khe khớp hẹp rõ khi chụp X-quang, có nhiều gai xương kích thước vừa phải, lớp sụn bị bào mòn nhiều, đặc xương dưới sụn, có thể có biến dạng bề mặt khớp. Khả năng đi lại, vận động của người bệnh bị hạn chế, các cơn đau tại khớp thoái hóa xảy ra nhiều hơn. Tình trạng cứng khớp vào buổi sáng cũng xảy ra thường xuyên hơn kèm theo các đợt viêm khớp gối (sưng, đau, tràn dịch).

Bệnh nhân thoái hóa khớp giai đoạn 3 cần sử dụng nhiều phương pháp điều trị bệnh khác nhau giúp kiểm soát cơn đau và sưng khớp trong đợt viêm cấp. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động cũng phải được điều chỉnh cho phù hợp với thể trạng người bệnh lúc này.

Thoái hóa khớp giai đoạn cuối

Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh thoái hóa khớp: khe khớp hẹp nhiều, gai xương kích thước lớn, đặc xương dưới sụn, hình ảnh biến dạng bề mặt khớp rõ. Chất nhờn bôi trơn khớp giảm nên gây ra hiện tượng ma sát giữa hai đầu xương, gây đau nhức nghiêm trọng, bệnh nhân đi lại vận động rất khó khăn. Nếu không điều trị kịp thời đúng cách có thể gây lệch trục khớp, biến dạng khớp hoàn toàn, dính khớp, tàn phế.

IMG_6831

Các khớp xương nào dễ bị thoái hóa?

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết các khớp xương dễ bị thoái hóa như:

Khớp gối

Rất phổ biến vì đây là khớp chính để giữ cơ thể đứng vững, xoay và di chuyển. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: đau ở phía trước và bên cạnh đầu gối; khớp yếu đi khiến đầu gối khuỵu xuống; ngồi xổm và đứng dậy rất khó khăn, tê chân, biến dạng ở khớp gối.

Khớp háng

Có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên. Triệu chứng thường gặp như: cảm giác đau sâu bên trong phía trước háng, cũng có thể đau ở bên cạnh hoặc phía trước đùi, ở sau mông và lan xuống đầu gối.

Khớp ngón tay, bàn tay: các khớp sưng đau, đặc biệt là khi bệnh vừa mới bắt đầu. Sau đó có thể hình thành các nốt cứng trên các khớp khiến ngón tay trở gồ ghề, cong vẹo.

Cột sống thắt lưng

Là tổn thương cột sống thường gặp nhất, đôi khi ảnh hưởng đến thần kinh tọa khiến người bệnh có cảm giác đau rất mạnh từ lưng xuống mặt trong đùi và chân. Giai đoạn đầu, bệnh nhân thấy đau nhiều khi mới ngủ dậy. Sau đó, cơn đau sẽ dần dần kéo dài cả ngày, tăng lên khi làm việc nhiều.

Cột sống cổ

Người bệnh có cảm giác đau mỏi phía sau gáy, lan đến cánh tay ở bên có dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Khớp bàn chân

Vị trí thường gặp nhất là gốc của ngón cái, gây cứng khớp hoặc biến dạng, cong vẹo, khiến cho việc đi đứng trở nên khó khăn và đau đớn.

Khớp gót chân

Người bệnh thường có cảm giác bị thốn ở gót vào buổi sáng, khi bước chân xuống giường và đi vài bước đầu tiên.

Xét tuyển trực tuyến