Tìm hiểu hội chứng xương móng và hướng điều trị hiệu quả

Hội chứng xương móng: Bệnh bị gây ra do có sự vôi hóa và viêm nhiễm từ dây chằng trâm hàm tới xương móng. Mọi người cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Cách điều trị hiệu quả cho hội chứng xương móng

Cách điều trị hiệu quả cho hội chứng xương móng

Hội chứng xương móng là gì?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, hội chứng xương móng gây ra bởi sự vôi hóa và viêm vùng bám tận của dây chằng trâm- móng vào xương móng. Mỏm trâm bắt nguồn ngay dưới lỗ tai ngoài, hướng theo phía đuôi và bụng xương thái dương. Dây chằng trâm móng bám ở phía đuôi và bụng thái dương. Dây chằng trâm móng bám ở phía đầu vào mỏm trâm và chạy tới xương móng.

Trong dậy chứng xương móng dây chằng trâm móng bị vôi hóa tại bám tận của nó vào xương móng. Viêm các gân cơ khác cùng bám vào xương móng có thể gặp đi kèm với hội chứng Eagle.Người bệnh có hội chứng tăng tạo xương lan tỏa nguyên phát được cho rằng có nhiều khả năng phát triển hội chứng xương móng do xu hướng vôi hóa của dây chằng trâm móng trong hội chứng này.

Dấu hiệu và triệu chứng như thế nào?

Đau trong hội chúng xương móng buốt và nhói như dao đam xuất hiện khi cử động hàm dưới, quay đầu nuốt. Cơn đau bắt đầu từ góc hàm lan đến vùng cổ trước bên. Một vài bệnh nhân có thể có cảm giác như có dị vật trong họng. Tiêm thuốc gây tê tại chỗ và steroid và chỗ bám dây chằng trâm móng ở sừng lớn xương móng là thủ thuật điều trị tốt.

Cận lâm sàng hội chứng xương móng như thế nào?

Không có xét nghiệm đặc hiệu cho hội chứng xương móng. Chụp X-quang thường, cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ hạt nhân vùng cổ có thể cho thấy hình ảnh vôi hoá đầu bám tận của dây chằng trâm móng. Sự vôi hoá này gợi ý nhiều đến hội chứng xương móng ở những người đã có những nhóm triệu chứng quan trọng từ trước. Công thức máu, tốc độ máu lắng  và tìm kháng thể kháng nhân được chỉ định nếu nghi ngờ có viêm khớp hoặc viêm động mạch thái dương.

Tiêm 1 lượng nhỏ thuốc tê vào bám tận của dây chằng trâm móng vào xương móng có thể giúp xác định xem đó có phải nguyên nhân gây đau cho bệnh nhân hay không. Nếu tình trạng khó nuốt, nổi bật trên lâm sàng , nội soi thực quản quan sát đoạn nối thực quản, dạ dày là cần thiết để phát hiện các khối u thực quản hoặc chít hẹp thực quản do trào ngược dịch vị.

IMG_6828

Chẩn đoán phân biệt hội chứng xương móng

Chẩn đoán hội chứng xương móng là một chẩn đoán loại trừ.

Cần loại trừ nhiễm trùng hầu họng và khối u có thể gây nên cơn đau mờ nhạt dễ nhầm với cơn đau và các triệu chứng khác của hội chứng xương móng, và những bệnh tiềm tàng nguy hiểm đến tính mạng. Viêm tuỷ xương móng, đặc biệt trên những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, có thể tương tự như hội chứng xương móng.

Đau dây thần kinh lưỡi- hầu (dây XI) là một kiểu đau khác có thể nhầm với hội chứng xương móng. Tuy nhiên, cơn đau dây thần kinh lưỡi hầu giống như cơn đau kịch phát trong đau dây thần kinh sinh b (dây V), hơn là đau nhói và dữ dội liên quan đến vận động như trong hội chứng xương móng. Vì đau dây thần kinh lưỡi hầu có thể kết hợp chậm nhịp tim và bất tỉnh, cần phân biệt được sự khác nhau giữa 2 hội chứng.

Cách điều trị hiệu quả cho hội chứng xương móng

Giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng cho biết: Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) hoặc thuốc kháng cycloo-xygenase-2 (COX-2) là thuốc đầu tay trong điều trị hội chứng xương móng. Sử dụng thuốc giảm đau suy nhược tricyclic như là thuốc chống trầm cảm Nortriptyline, trước khi ngủ sử dụng một liều chính xác 25mg trong giới hạn cho phép cũng rất hữu dụng, đặc biệt trong trường hợp khó ngủ.

Nếu các triệu chứng vẫn không giảm thì tiêm vào điểm bám dưới của dây chằng trâm móng là bước điều trị tiếp theo.

Xét tuyển trực tuyến