Nội dung chính
Niệu quản là một bộ phận quan trọng và tương đối dễ bị rối loạn, gây ảnh hưởng đến chức năng của thận. Vậy các vấn đề thường gặp ở niệu quản có thể là gì?
- Phụ nữ bị nổi mề đay sau sinh mổ có nên cho con bú không?
- Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân bị viêm xung huyết hang vị dạ dày

Niệu quản
Liệu quản là gì?
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, niệu quản là ống dẫn nước tiểu đi từ xương chậu, thận đến bàng quang. Bình thường sẽ có hai ống niệu quản nối lên từ thận, đi xuống phía sau khoang bụng và đi vào bàng quang. Niệu quản có cấu trúc hình ống dài, khoảng 25 – 30 cm, đường kính khoảng 3 – 4 mm, nửa trên nằm ở khoang bụng và nửa dưới nằm ở vùng xương chậu.
Niệu quản bắt đầu từ xương chậu thận đi qua động mạch chậu chung, đi dọc theo hai bên xương chậu, đi về phía bàng quang từ bên trái và bên phải. Sau đó niệu quản đi vào bàng quang từ phía sau. Ở đoạn đi qua bàng quang niệu có dài khoảng 1.5 – 2 cm trước khi đẻ đến lỗ niệu quản. Nếu bàng quan bị co lại, niệu quản có thể dài khoảng 25 mm, trong khi nếu bàng quang căng ra, niệu quản có thể dài khoảng 50 mm.
Điểm kết nối khung chậu của thận và niệu quản được gọi là khúc nối bể thận. Ở lối vào bàng quang, niệu quản được bao quanh bởi các van được gọi là van niệu quản có tác dụng ngăn ngừa dòng nước tiểu chảy nước.
Chức năng niệu quản?
Niệu quản là một phần của hệ thống tiết niệu và chịu trách nhiệm di chuyển nước tiểu từ thận đến bàng quang. Cấu trúc cơ bản của niệu quản là các cơ đàn hồi kết hợp các lớp sợi. Điều này cho phép niệu quản kiểm soát các cơn co thắt. Thận lọc các chất thải từ máu để sản xuất ra nước tiểu. Từ đó, nước tiểu đi ra hai ống niệu quản, đi vào bàng quang. Lúc này các cơ niệu quản co lại và thư giãn, điều này buộc nước tiểu ra khỏi thận.
Ngoài ra, niệu quản cũng góp phần điều chỉnh nước tiểu ở lỗ niệu quản. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng chảy ngược nước tiểu trở lại bàng quang và thận, hỗ trợ ngăn ngừa yếu sinh lý và các biến chứng sinh lý khác.
Các vấn đề thường gặp ở niệu quản?
Dị tật niệu quản: Sự nhân đôi của niệu quản là một tình trạng bẩm sinh. Trong đó một người có thể hình thành 2 niệu quản trên cùng một quả thận. Ngoài ra, các dị tật bẩm sinh ở niệu quản có thể bao gồm hẹp, xoắn niệu quản có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ và cả người trưởng thành.
Chấn thương niệu quản: Chấn thương niệu quản với một số dạng chấn thương ở tốc độ cao và dừng đột ngột, ví dụ như tai nạn giao thông. Có khoảng 0.2 / 1000 trường hợp chấn thương niệu quản đến từ phẫu thuật cắt tử cung. Có khoảng 1.3 / 1000 trường hợp chấn thương niệu quản có liên quan đến các phẫu thuật bụng gần dây chằng tử cung.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược trình độ chuyên sâu
Sỏi niệu quản: Sỏi niệu quản cũng thể là sỏi thận di chuyển xuống niệu quản và kẹt lại ở đó. Tình trạng này có thể chặn dòng nước tiểu và là nguyên nhân gây đau bụng, đau bụng dưới, đau phía sau lưng. Ngoài ra, sỏi kẹt ở niệu quản có thể gây sưng và tổn thương thận. Có ba vị trí sỏi thường bị kẹt ở niệu quản bao gồm:
- Tại khúc nối bể thận của niệu quản
- Tại vị trí niệu quản đi qua các mạch ở xương chậu
- Ở nơi niệu quản đi vào bàng quang và hệ thống tiết niệu
Trào ngược bàng quang niệu quản: Trào ngược bàng quang niệu quản là tình trạng trào ngược chất lỏng (nước tiểu) từ bàng quang đến niệu quản trong khi đi tiểu. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính, đặc biệt là ở trẻ em.
Ung thư niệu quản: Mặc dù hiếm khi xảy ra, nhưng ung thư niệu quản có thể xuất hiện khi các tế bào ung thư tấn công các biểu mô chuyển tiếp bên trong niệu quản. Ung thư niệu quản hoặc ung thư đường tiết niệu thường xuất hiện ở người sau 40 tuổi và phổ biến ở nam hơn nữ.