Tìm hiểu nguyên nhân viêm tai giữa và cách điều trị bệnh hiệu quả

Viêm tai giữa là bệnh lý có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Điều đáng nói là nếu bị viêm tai giữa mà không chữa trị kịp thời, sẽ dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm không chỉ ở tai, mà nguy hiểm hơn là biến chứng đối với não.

Viêm tai giữa gồm 2 thể là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết

Viêm tai giữa gồm 2 thể là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết

Nguyên nhân viêm tai giữa là gì?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, viêm tai giữa là bệnh gặp cả ở người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, trẻ nhỏ do vòi nhĩ chưa phát triển đầy đủ cấu trúc, chức năng và hệ thống miễn dịch ở trẻ còn yếu để chống lại các tác nhân gây bệnh ngoài môi trường nên sẽ dễ mắc viêm tai giữa hơn.

Là biến chứng của các bệnh: viêm mũi họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm VA;

Do chấn thương bên ngoài gây áp lực làm thủng màng nhĩ, thoái hóa đuôi cuốn mũi dưới làm tắc vòi nhĩ hoặc xì mũi không đúng cách.

Những dấu hiệu nhận biết viêm tai giữa

Nhận biết bệnh viêm tai giữa dựa vào các biểu hiện lâm sàng như:

Bộ phận tai sẽ có những dấu hiệu: Đau tai, xuất hiện dịch trong tai, tai bị ù, giảm sức nghe, cảm giác nặng tai hoặc cảm thấy có nước trong tai;

Biểu hiện toàn thân: Chán ăn, cơ thể mệt mỏi, khó ngủ, sốt cao hơn 39 độ C, tiêu chảy, nôn trớ ở trẻ nhỏ, sổ mũi, nghẹt mũi, ho.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghe về sau:

+ Viêm tai giữa mạn, có/không có cholesteatoma;

+ Viêm xương chũm cấp;

+ Khả năng nghe suy giảm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của trẻ;

+ Viêm màng não;

+ Viêm tắc tĩnh mạch bên hoặc liệt dây thần kinh ngoại biên.

Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tai giữa

Chẩn đoán:Dựa vào hỏi bệnh, khám tai thông thường bằng đèn đội đầu (đèn clar), nhưng ngày nay nội soi phát triển, có thể khám được ở mọi lứa tuổi, kể cả em bé rất nhỏ, nội soi tai giúp phát hiện xung huyết, tụ mủ, vỡ mủ (và dấu hiệu màng nhĩ phồng có độ đặc hiệu cao nhất 97% – NC thế giới)

Điều trị:Có hai phương pháp điều trị thường được áp dụng là điều trị nội khoa hoặc điều trị nội khoa.

+ Đối với điều trị nội khoa: Các loại thuốc thường được dùng gồm thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, thuốc chống phù nề, thuốc nhỏ mũi, corticoid, bơm hơi vòi nhĩ (giúp cải thiện thính lực ngay nhưng chỉ trong thời gian ngắn, không quá 1 giờ, sử dụng thường xuyên, có thể gây chấn thương loa vòi và gây nhiễm trùng ngược dòng)

+ Đối với điều trị ngoại khoa: Đối với bệnh nhân không còn tiếp nhận với phương pháp điều trị nội khoa, lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc để người bệnh được tiến hành nạo VA, cắt amidan khi có viêm amidan và viêm mũi họng tái phát nhiều lần trong năm; hoặc đặt ống thông khí. Đây là những giải pháp điều trị viêm tai giữa hiệu quả nhất hiện nay.

Truong-cao-dang-duoc-sai-gon-tuyen-sinh-25-1

Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa như thế nào?

Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết: Để phòng bệnh viêm tai giữa hiệu quả, đối với mỗi nhóm độ tuổi lại có những lưu ý khác nhau:

Đối với người lớn:

+ Giữ tai sạch sẽ bằng cách vệ sinh thường xuyên, chú ý thực hiện nhẹ nhàng, tránh thao tác mạnh làm tổn thương niêm mạc tai, vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm tai;

+ Tránh để nước vào tai (tắm, gội hoặc khi đi bơi);

+ Có bệnh lý về tai, mũi, họng cần điều trị sớm.

Đối với trẻ nhỏ:

+ Vệ sinh tay sạch sẽ;

+ Đi tiêm phòng đủ mũi và đúng thời;

+ Cho trẻ bú mẹ đến khi 2 tuổi, vì sữa mẹ hỗ trợ cho sức đề kháng của trẻ tốt hơn;

+ Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói, bụi, thuốc lá.

Khi có dấu hiệu bệnh lý mũi họng, cần đi khám để điều trị sớm phòng lan lên tai.

Xét tuyển trực tuyến