Trẻ gặp tình trạng ho không ngừng có thể là do mắc bệnh gì?

Ho là phản xạ có điều kiện của cơ thể nhằm loại bỏ các chất kích thích trong đường hô hấp. Tuy nhiên nếu bé bị ho không ngừng, bạn nên xem xét các nguyên nhân dẫn tới tình trạng này

Trẻ gặp tình trạng ho không ngừng

Trẻ gặp tình trạng ho không ngừng

Hầu hết những trẻ bị ho kéo dài đều chậm lớn, sụt cân và gầy gò. Hơn nữa, ho dai dẳng còn gây khàn tiếng, đau rát cổ họng, mệt mỏi và tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng như phì đại amidan, phì đại VA, viêm mũi dị ứng quanh năm, viêm amidan mãn tính,…


Ở một số ít trường hợp, trẻ bị ho liên tục có thể là do nhiễm vi khuẩn lao. Ho lao là bệnh lý rất nghiêm trọng, lây lan nhanh và có thể gây ra một số biến chứng như tổn thương gan/ thận, viêm màng não, lao xương hoặc thậm chí là tử vong.

Trẻ ho liên tục không ngừng là triệu chứng bệnh gì?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, ho là phản xạ có điều kiện của cơ thể nhằm loại bỏ các chất kích thích, vi khuẩn, dị vật hoặc dịch nhầy ứ đọng bên trong đường hô hấp. Phản xạ này xuất hiện đột ngột và có xu hướng lặp lại nhiều lần.


Ho là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó chủ yếu là các bệnh về đường hô hấp. Trong trường hợp bé bị ho liên tục không ngừng, bạn nên xem xét các nguyên nhân sau đây:

Triệu chứng của dị ứng

Dị ứng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị ho liên tục và không ngừng. Khi tác nhân dị ứng (thường là phấn hoa, lông chó mèo) xâm nhập vào khoang mũi và đường hô hấp, cơ thể sẽ giải phóng histamine vào các tế bào. Hoạt động này kích thích triệu chứng ho liên tục, hắt hơi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, đỏ mắt,…


Nếu ho do dị ứng, trẻ thường không bị sốt hay đau nhức cơ thể. Tuy nhiên tình trạng dị ứng có thể làm xuất hiện mề đay mẩn ngứa ở trên da.

Triệu chứng bệnh cảm lạnh/ cảm cúm

Cản lạnh và cảm cúm là các bệnh viêm nhiễm do virus thường gặp ở trẻ nhỏ. Virus thường gây viêm ở niêm mạc mũi họng, từ đó làm phát sinh triệu chứng ho kéo dài, ngứa họng, chảy nước mũi, sốt, khàn tiếng,… Nếu bị cảm cúm, trẻ có thể bị đau đầu, nhức mỏi cơ và sốt cao.


Tình trạng ho do cảm lạnh và cảm cúm thường có xu hướng bùng phát mạnh vào ban đêm hoặc khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột.

Triệu chứng viêm họng/ viêm amidan

Viêm họng và viêm amidan xảy ra khi niêm mạc hầu họng và amidan bị nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn. Triệu chứng đầu tiên của bệnh lý này là tình trạng sưng họng, đau rát và vướng nghẹn khi nhai nuốt. Tuy nhiên sau 1 – 2 ngày phát bệnh, trẻ có thể bị ho nhiều – đặc biệt là khi ăn các thực phẩm có tính cay nóng hoặc khô cứng.

Triệu chứng các bệnh về phế quản

Hen phế quản, viêm phế quản, giãn phế quản,… là các bệnh về phế quản thường gặp. Các bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến chức năng hô hấp và làm bùng phát triệu chứng ho liên tục, kéo dài.


Thông thường nếu ho do các bệnh phế quản, bạn có thể nhận thấy trẻ có xu hướng ho nhiều sau khi vận động và vui chơi.

Triệu chứng viêm mũi xoang

Viêm mũi xoang xảy ra khi mô lót của xoang bị viêm do dị ứng hoặc nhiễm trùng. Tình trạng viêm ở cơ quan này làm gián đoạn quá trình dẫn lưu dịch tiết hô hấp, gây ra triệu chứng chảy nước mũi, ho, nghẹt mũi, thở khò khè,…


Tương tự như cảm lạnh, viêm mũi xoang thường khiến trẻ ho nhiều và liên tục vào ban đêm. Triệu chứng bùng phát đột ngột, khiến trẻ giật mình thức giấc và quấy khóc.

Triệu chứng của hội chứng chảy dịch mũi sau

Ho liên tục vào ban đêm là triệu chứng điển hình của hội chứng chảy dịch mũi sau. Hội chứng này đặc trưng bởi tình trạng dịch từ xoang chảy qua mũi và di chuyển xuống thành sau họng.


Bên cạnh triệu chứng ho, trẻ bị hội chứng chảy dịch mũi sau còn dễ bị hôi miệng, đau họng, buồn nôn và vướng nghẹn ở cổ họng. Hội chứng này thường xảy ra do trẻ bị dị ứng kéo dài, lệch vách ngăn mũi, nhiễm trùng xoang,…

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

Cần làm gì khi trẻ bị ho liên tục không ngừng?

Phần lớn các trường hợp bé bị ho liên tục và không ngừng đều do các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp. Để làm giảm tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:


  • Cho trẻ uống trà gừng mật ong để làm dịu vùng cổ họng và ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng. Ngoài ra hợp chất thực vật trong gừng còn giúp làm loãng đờm và giảm cảm giác nghẹn vướng ở cổ.

  • Hấp lá hẹ với đường phèn, sau đó chắt nước cho trẻ uống trước khi ăn có thể giảm ho nhanh chóng.

  • Nếu trẻ bị trào ngược dạ dày, nên kê gối cao khi ngủ để giảm thiểu tình trạng buồn nôn và ho liên tục.

  • Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên để loại bỏ dịch tiết, dị nguyên, giúp khoang mũi thông thoáng và làm dịu vùng niêm mạc hô hấp.

  • Dùng máy tạo độ ẩm trong nhà để tránh hiện tượng niêm mạc mũi bị kích thích, dẫn đến triệu chứng ho, hắt hơi và thở khò khè.

  • Có thể cho trẻ xông tỏi, gừng, sả, tinh dầu khuynh diệp,… để làm thông mũi và loại bỏ tác nhân kích thích nhằm cải thiện triệu chứng ho liên tục kéo dài.

  • Vệ sinh không gian sống nhằm loại bỏ bụi bẩn và nấm mốc. Đồng thời giữ nhiệt độ trong nhà ở mức vừa phải, tránh để nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.

  • Nếu trẻ bị ho do hít khói thuốc thụ động, bạn nên khuyến khích người thân từ bỏ thói quen hút thuốc để tránh ảnh hưởng đến con trẻ.

  • Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung ngũ cốc, thịt, cá, trứng và rau xanh nhằm nâng cao thể trạng và cải thiện hệ miễn dịch.


Trong trường hợp cần thiết bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có phương pháp điều trị cụ thể nhất.

Xét tuyển trực tuyến