Trị bệnh đau nhức xương khớp từ dược liệu đông y cây Ô môi

Cây ô môi có nguồn gốc từ Nam Mỹ, thường đường trồng làm cảnh vì có hoa đẹp, cho bóng mát. Ở Việt Nam, cây ô môi thường được trồng nhiều và mọc hoang ở Nam bộ. Quả ô môi, lá ô môi là một trong những thứ thảo dược có tác dụng điều trị bệnh xương khớp, viêm da và hỗ trợ tiêu hóa.

Trị đau nhức xương – công dụng tuyệt vời của cây Ô môi

Trị đau nhức xương – công dụng tuyệt vời của cây Ô môi

Tìm hiểu thêm về dược liệu cây Ô môi

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, cây Ô môi (tên khoa học là Cassia grandis L.F) là một loài cây gỗ to, thuộc họ Vang (CAESALPINIACEAE), thân cao tới 10-12m, vỏ thân nhẵn, những cành non có lông mầu rỉ sắt, cành già màu nâu đen. Lá kép lông chim gồm hàng chục đôi lá chét dài 7-12cm, rộng 4-8cm, có phủ lông mịn.

Hoa màu hồng tươi mọc thành chùm ở những kẽ lá đã rụng. Chùm hoa thõng xuống, dài tới 20-40cm. Quả hình trụ, cong như lưỡi liềm, dài 40-60cm, đường kính 3-4cm, có 50-60 ô, mỗi ô chứa một hạt dẹt, quanh hạt có cơm màu nâu đen, vị ngọt, mùi hắc. Vỏ quả màu đen, có gân nổi ôm tròn từng khía.

Lúc quả Ô môi chín già, khi vừa hái xuống thì có mùi khăn khẳn hăng hắc, không mấy ai ăn ngay, mà thường đem về đặt dưới nền nhà ít hôm mới sử dụng. Càng để lâu, chất lượng quả càng tăng, ăn ngon ngọt có hương vị đặc biệt.

Ô môi không chỉ là một loại quả ngon độc đáo của vùng đồng bằng sông Cửu Long mà còn là một vị thuốc bổ được so sánh ngang với Canh-ki-na. Chính thứ cơm màu nâu đen đặc sền sệt chứa trong quả Ô môi này được nhân dân ta ngâm rượu làm thuốc bổ uống. Rượu Ô môi có màu đỏ đẹp như mầu rượu Canh-ki-na và cũng có tác dụng như rượu canh-ki-na, nên Ô môi còn được gọi là “Canh-ki-na Việt Nam”.

IMG_6179

Những cách sử dụng ô môi trong điều trị bệnh

Làm thuốc bổ

Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ, cây ô môi giúp tiêu hóa và ăn ngon miệng, ngoài ra còn có tác dụng chữa đau lưng, đau xương. Trung bình một quả ô môi có thể ngâm với 500 ml rượu đế 25-30 độ cồn. Ngâm trong 15-20 ngày là dùng được nhưng càng để lâu càng tốt.

Liều dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ trước bữa ăn.

Làm rượu

Trong dân gian, người Việt thường lấy phần cơm của quả ô môi để ngâm rượu. Rượu từ quả ô môi có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn và điều trị đau lưng, đau nhức xương khớp nói chung.

Cách thực hiện:

Thông thường, mùa thu là thời điểm quả ô môi đã chín muồi. Người làm rượu thu hoạch quả về, sơ chế để bắt đầu ngâm rượu. Cứ 1 quả ô môi thì sẽ ngâm được 500ml rượu.

+ Bước 1: Rửa sạch vỏ ngoài của quả ô môi để loại bỏ bụi, cát. Sau đó để cho ráo nước.

+ Bước 2: Tách vỏ, lấy cơm, bỏ hạt.

+ Bước 3: Lấy phần cơm của ô môi ngâm rượu, ít nhất trong 20 ngày. Nếu ngâm phần cơm ô môi với rượu lâu hơn thì chất lượng rượu càng tốt.

Liều dùng:

+ Số lượng: 2 bát nhỏ/lần;

+ Số lần: 2 lần/ngày;

+ Uống trước bữa ăn.

Bài thuốc điều trị đau thấp khớp

Nguyên liệu: 50g vỏ quả ô môi; 100g cốt toái bổ; 30g nhục quế; 1 lít rượu đế (30 – 40 độ cồn).

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế, làm sạch các nguyên liệu như vỏ quả ô môi, nhục quế.

Bước 2: Mang vỏ ô môi, cốt toái bổ, nhục quế ngâm trong 1 lít rượu đế.

Bước 3: Sau 15 – 20 ngày, bạn có thể dùng được.

Liều dùng:

+ Số lượng: 1 bát nhỏ/lần uống;

+ Số lần: 2 lần/ngày;

+ Uống trước bữa ăn.

+ Không nên lạm dụng và uống quá liều.

Điều trị bệnh ngoài da

Đối với trường hợp bị lở ngứa, hắc lào hoặc lang beng, hãy lấy lá ô môi, rửa sạch, để ráo. Sau đó giã nát và mang xát tại chỗ vùng da bị bệnh.

Bôi thuốc vài lần trong ngày.

Tuyển sinh lớp Y sĩ Y học Cổ truyền Sài Gòn

Nếu bạn có nhu cầu học Y sĩ Y học cổ truyền. Hãy liên hệ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ số 215 D+E Nơ Trang Long – Quận Bình Thạnh - Thành Phố Hồ Chí Minh.

☎ Hotline: 07.6981.6981 - 09.6881.6981.   Zalo tư vấn: 09.6881.6981

Xét tuyển trực tuyến