Triệu chứng và nguyên nhân viêm tai giữa ở người lớn

Dù ít gây nguy hiểm hơn so với trẻ em, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm tai giữa ở người lớn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm trong tương lai.

214214124

Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa của người bệnh (khu vực ở ngay phía sau màng nhĩ) bị nhiễm trùng, có hiện tượng sưng lên, đau đớn, chảy dịch, và cơ thể có biểu hiện sốt, gây khó chịu cho người bệnh.

Viêm tai giữa ở người lớn có thể được chia thành ba loại chính:

· Viêm tai giữa cấp tính: Đây là kết quả của sự rối loạn chức năng của vòi nhĩ tai do nhiễm trùng đường hô hấp.

· Viêm tai giữa mãn tính: Đây là tình trạng viêm tai kéo dài, thường đi kèm với dịch hoặc mủ. Khi bệnh này kéo dài, có thể dẫn đến thủng màng nhĩ.

· Viêm tai giữa ứ dịch: Lớp niêm mạc của tai bị viêm nhiễm, gây ra hiện tượng chảy dịch. Dịch này thường ứ lại phía sau màng nhĩ tai, tạo thành chất nhầy và có độ keo dính.

Bác sĩ giảng dạy Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ, viêm tai giữa ở người lớn có thể xuất hiện khi có các yếu tố như viêm nhiễm, phì đại của amidal, u xơ vùng vòm mũi họng, gây sự chèn ép và làm tắc vòi nhĩ cơ học. Các nguyên nhân khác bao gồm viêm VA, viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang, và đôi khi có các khối u lành hoặc ác tính ở vòm mũi họng. Thay đổi áp lực đột ngột, chẳng hạn khi đi máy bay hoặc lặn hụp sâu, cũng có thể gây ra viêm tai giữa.

Biểu hiện viêm tai giữa ở người lớn

Ở người lớn, triệu chứng viêm tai giữa thường bao gồm:

•            Đau tai và đôi khi cảm giác nhói tai, đau lan lên phần đầu, gây tê cứng tai.

•            Tai có thể sưng và nóng.

•            Sức nghe giảm sút, tai bị ù, và cảm giác nghe bị mờ.

•            Chảy dịch từ tai ra bên ngoài, thường có màu vàng và mùi hôi khá khó chịu.

Nếu bạn nghi ngờ mình mắc viêm tai giữa hoặc thấy có dịch mủ trong tai, cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu bạn gặp các biểu hiện bất thường, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận lời khuyên kịp thời.

IMG_2239

Lưu ý quan trọng về sử dụng thuốc

Khi sử dụng thuốc để điều trị viêm tai giữa, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Nên rửa tay kỹ trước khi nhỏ thuốc vào tai, tuân thủ số lượng giọt và số lần nhỏ thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Hãy nhớ rằng thuốc nhỏ tai trị viêm tai giữa chỉ dành cho việc nhỏ vào tai và không nên uống hoặc nhỏ vào mắt. Để tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn từ tai và môi trường vào lọ thuốc, không để đầu lọ thuốc tiếp xúc với bất kỳ bề mặt nào.

Thực tế, có nhiều người tự mua thuốc và tự điều trị viêm tai giữa, nhưng điều này có thể gây ra tác dụng phụ và không hiệu quả. Do đó, nếu bạn nghi ngờ mình mắc viêm tai giữa hoặc có triệu chứng bất thường trong tai, hãy tới bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Bác sĩ giảng viên Trường Dược Sài Gòn cho biết việc duy trì vệ sinh tai sạch, tránh khói thuốc lá, vệ sinh tay thường xuyên khi chạm vào tai, và bảo vệ tai khỏi tiếng ồn, có thể giúp ngăn ngừa viêm tai giữa.

Xét tuyển trực tuyến