Nội dung chính
Vừa qua, Trường ĐH Hà Nội vừa thông báo tuyển 26 giảng viên cho các Khoa tiếng Nhật, Khoa tiếng Trung, Khoa tiếng Hàn, Khoa tiếng Italia, Khoa Công nghệ Thông tin và Khoa Giáo dục Chính trị.
- Từ 16/7, giấy xác nhận độc thân phải ghi tên người dự định cưới
- Lời thề Hippocrates tại lễ trao bằng tốt nghiệp ĐH Quốc gia Hà Nội

Thư viện của Trường Đại học Hà Nội
THÔNG BÁO TUYỂN MỚI 26 GIẢNG VIÊN TẠI MỘT SỐ KHOA CỦA ĐH HÀ NỘI
Theo thông báo, Khoa tiếng Nhật tuyển 6 giảng viên; Khoa tiếng Trung tuyển 3 giảng viên; Khoa tiếng Hàn tuyển 6 giảng viên; Khoa tiếng Italia tuyển 4 giảng viên; Khoa Công nghệ Thông tin tuyển 6 giảng viên; Khoa Giáo dục Chính trị tuyển 1 giảng viên.
Theo các Giảng viên, giảng dạy tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Điều kiện để xét tuyển là phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực theo yêu cầu của vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp. Tuổi đời không quá 35 tuổi đối với ứng viên dự tuyển có bằng thạc sĩ và không quá 45 tuổi đối với ứng viên dự tuyển có bằng tiến sĩ (tính đến ngày 01/6/2020) và cam kết làm việc lâu dài tại Trường Đại học Hà Nội.
Nhà trường áp dụng hình thức xét tuyển, kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm cần tuyển; Sát hạch về trình độ hiểu biết chung, về trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của người dự tuyển thông qua kiểm tra, sát hạch hoặc phỏng vấn theo yêu cầu của từng đơn vị.
Hội đồng tuyển dụng nhà trường phê duyệt kết quả tuyển dụng sẽ gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển ứng viên dự tuyển. Ứng viên trúng tuyển sẽ được mời đến ký hợp đồng thử việc. Hết thời gian thử việc, căn cứ nhận xét, đánh giá của đơn vị trực tiếp sử dụng lao động, Hội đồng tuyển dụng sẽ xem xét kết quả và quyết định tuyển dụng chính thức

Sinh viên Đại học Hà Nội đi tham quan thực tế
ĐH HÀ NỘI TUYỂN SINH NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO VÀ PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH LÀ GÌ?
Đối tượng tuyển sinh
- Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam.
- Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập thì Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho vào ngành học phù hợp với tình trạng sức khoẻ.
- Các quy định khác của Quy chế tuyển sinh đại học hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phương thức xét tuyển
- Xét tuyển tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT (gồm cả ưu tiên xét tuyển thẳng) chiếm 5% tổng chỉ tiêu;
- Xét tuyển kết hợp theo quy định của Trường Đại học Hà Nội chiếm 25% tổng chỉ tiêu;
- Xét tuyển dựa trên kết quả của kì thi tốt nghiệp THPT năm 2020 chiếm 70% tổng chỉ tiêu;
- Xét tuyển bằng học bạ và trình độ tiếng Anh cho các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài.