Uốn ván là một trong những bệnh lý nguy hiểm với nguy cơ tử vong cao

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp có tính nguy hiểm, có thể gây tử vong cho người bệnh. Ai cũng có nguy cơ mắc uốn ván nên cần tìm hiểu về căn bệnh này để phòng ngừa cũng như chữa trị hiệu quả nếu gặp phải.

Vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây bệnh

Vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây bệnh

Nhiễm trùng uốn ván là gì?

Theo Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bệnh uốn ván (tên tiếng Anh là “Tetanus”) là một bệnh cấp tính do vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani thường có trong đất bẩn, cống rãnh và phân súc vật xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương. Khi bị các vết thương ngoài da vi khuẩn này tiến vào cơ thể và sinh sôi, tiết ra một ngoại độc tố là Tetanus exotoxin tác động lên hệ thần kinh trung ương gây ra các triệu chứng như co cứng cơ, co giật, suy hô hấp, tạo nên tình trạng nhiễm trùng uốn ván.

Các nguyên nhân gây nhiễm trùng uốn ván phổ biến có thể kể đến:

+ Các vết thương sâu do đinh, dao, mảnh vụn của gỗ bẩn và vết động vật cắn.

+ Phụ nữ cũng có nguy cơ nhiễm trùng uốn ván cao nếu dùng dụng cụ bị nhiễm bẩn khi sinh hoặc nạo phá thai.

+ Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng uốn ván nếu dụng cụ dùng để cắt rốn, chăm sóc rốn hoặc tay của người đỡ đẻ không vệ sinh.

+ Trẻ nhỏ cũng có thể bị nhiễm bệnh khi dùng các dụng cụ y tế không vệ sinh để cắt bao quy đầu, rạch da và dùng những thứ không sạch đắp vào các vết thương...

Đối tượng nào có nguy cơ mắc uốn ván?

Uốn ván có thể xảy ra ở nam nữ mọi lứa tuổi, tuy nhiên tập trung nhiều ở lứa tuổi thanh thiếu niên hiếu động, những người nông dân dễ bị các vết thương ngoài da và cả những người không thực hiện chủng ngừa vắc-xin uốn ván đầy đủ.

Ngoài ra trẻ sơ sinh cũng là đối tượng dễ bị uốn ván vì được sinh ra trong điều kiện chưa đủ tiêu chuẩn vệ sinh, chưa được chăm sóc rốn đúng các điều kiện vệ sinh dẫn đến nhiễm trùng uốn ván ở rốn. Đây gọi là tình trạng uốn ván sơ sinh.

Nhiễm trùng uốn ván có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng uốn ván là một tình trạng nguy hiểm với nguy cơ tử vong rất cao lên đến 30-40%. Tỷ lệ này cao gấp 10 lần ở người lớn vì cơ thể trẻ sơ sinh còn non nớt chưa đủ sức chống lại vi khuẩn. Nếu trẻ may mắn qua phải cơn nguy kịch thì vẫn gặp phải di chứng, tình trạng như:

+ Co thắt và co giật các cơ có thể dẫn đến xuất huyết cơ.

+ Có thể dẫn tới gãy xương sống hoặc các xương khác.

+ Tăng huyết áp, trụy tim mạch, rối loạn nhịp tim, hôn mê.

+ Suy hô hấp, viêm phổi và các nhiễm trùng khác (nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng da, xuất huyết tiêu hóa...)

+ Khả năng tử vong cao ở trẻ em và người già...

Truong-cao-dang-duoc-sai-gon-tuyen-sinh-25-1

Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng uốn ván

+ Theo Giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng cho biết: Không nên chủ quan với những vết thương nhỏ vì có thể sẽ dẫn đến những tác hại khôn lường. Vi khuẩn uốn ván thường gây bệnh ở những vết thương bị dập nát, môi trường thiếu oxy nên việc cần làm sau khi bị xây xát là xử lý sạch vết thương bằng dung dịch sát trùng, giải phóng hết dị vật, những vết thương nếu có vết bẩn thì cố gắng rửa sạch để loại bỏ những vết bẩn. Những vết thương có mô hoại tử hoặc bờ không liền thì nên đến cơ quan y tế để xử lý đúng cách.

+ Phụ nữ khi sinh nở cần chú ý đảm bảo vô trùng, trẻ sơ sinh khi cắt rốn cần vệ sinh cuống rốn cẩn thận để loại trừ nguy cơ nhiễm trùng uốn ván.

+ Tiêm vắc-xin phòng uốn ván luôn được xem là biện pháp phòng tránh uốn ván hữu hiệu nhất.

Nhìn chung phòng ngừa chủ động vẫn tốt hơn thụ động, nên tự bảo vệ bản thân, thực hiện tiêm phòng ngay từ khi chưa bị vết thương để cơ thể có miễn dịch chống lại bệnh khi cần. Ngoài ra thai phụ cũng là đối tượng đặc biệt cần được tiêm vắc-xin uốn ván để phòng uốn ván cho mẹ và uốn ván sơ sinh cho con.

Xét tuyển trực tuyến