Nội dung chính
Stress là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng bệnh đau dạ dày hay còn gọi là viêm loét dạ dày. Nếu người bệnh thường xuyên bị stress kéo dài, chứng đau dạ dày sẽ ngày càng trở nặng hơn
- Tiêm Vacxin phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ cần lưu ý gì?
- Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau nhói sau lưng bên trái sau tim

Stress có thể là nguyên nhân dẫn tới đau dạ dày
Hãy theo dõi bài viết sau đây để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ thêm thông tin về nguyên nhân dẫn tới đau dạ dày!
Vì sao stress gây đau dạ dày?
Chứng đau dạ dày hay còn được gọi là viêm loét dạ dày, là tình trạng dạ dày bị tổn thương do viêm loét dẫn đến đau nhói, gây cảm giác khó chịu, làm đảo lộn đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, một số biểu hiện của bệnh viêm-đau dạ dày là:
- Đau nhói ở vị trí dạ dày: các vị trí đau thường là tá tràng, hang vị, niêm mạc, bờ cong nhỏ;
- Chướng bụng;
- Khó tiêu sau khi ăn;
- Buồn nôn và hay nôn mửa;
- Ợ chua, ợ hơi.
Một trong những nguyên nhân gây ra nên chứng viêm dạ dày đó là stress. Stress là một khái niệm thường được sử dụng trong xã hội ngày nay, là trạng thái tâm lý lo âu, căng thẳng. Khi bị stress, hệ thống thần kinh trung ương bị kích thích, dẫn đến máu huyết lưu thông ở dạ dày không còn hoạt động tốt. Khi đó, các cơn co thắt ở dạ dày cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chúng sẽ co thắt mạnh hơn hoặc yếu hơn dẫn đến làm việc kém đi khi chủ nhân của nó đang lo âu, căng thẳng.
Stress cũng sẽ khiến cho hoạt động tiết axit tiêu hóa ở dạ dày diễn ra bất thường. Tuyến tiết axit ở dạ dày bị tác động sẽ làm tăng tiết axit nhiều hơn, khiến dạ dày dễ bị viêm loét, gây cảm giác đau đướn khó chịu. Ngoài ra, stress còn khiến khẩu vị ăn uống của người bệnh giảm đi, thậm chí mất vị giác, ngủ không ngon giấc.
Một số nguyên nhân khác gây đau dạ dày?
Ngoài là stress, đau dạ dày có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác như:
- Nhiễm nấm hoặc vi khuẩn từ bên ngoài: Các loại nấm có trong khói bụi, khói thuốc lá hay vi khuẩn HP khi xâm nhập vào dạ dày
- Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Dùng thuốc lá, dùng rượu bia, tiêu thụ nhiều thức ăn cay nóng hoặc quá nhiều axit, ăn uống không đúng giờ, thói quen nhịn đói không ăn sáng vì bận rộn,… đều là những nguyên nhân gây tổn hại đến dạ dày, gây viêm đau dạ dày;
- Thuốc kháng sinh: Người bệnh lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể mắc viêm đau dạ dày, khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, làm rối loạn tiết dịch axit ở dạ dày,…
Nếu bị stress thường xuyên, chứng đau dạ dày ở người bệnh sẽ càng trở nên nặng nề hơn.
Trường hợp người bệnh đã bị đau dạ dày do stress lại còn tiếp xúc với khói thuốc lá, chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không đúng giờ, lạm dụng thuốc kháng sinh,… sẽ khiến cho bệnh đau dạ dày ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Phương pháp điều trị đau dạ dày do Stress gây ra
Điều trị bằng thuốc Tây
Khi chọn lựa phương pháp chữa đau dạ dày bằng thuốc Tây, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để khám bệnh, xác định tình trạng bệnh và dùng thuốc theo toa bác sĩ kê.
Chứng đau dạ dày, viêm loét dạ dày thường được các Bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc kiểm soát tiết axit, thuốc trung hòa axit, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau,… Một số loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày phổ biến hiện nay là: Omeprazol, thuốc chống axit ion, thuốc Amoxicilline,…
Các Bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần tuân thủ đúng theo liệu trình uống thuốc của bác sĩ, tuyêt đối không tự ý dùng thuốc quá liều,…

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
Điều trị tại nhà
Người bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày cũng cần lưu ý đến việc điều trị tại nhà. Trong trường hợp bệnh đau dạ dày ở cấp độ nhẹ, bác sĩ có thể sẽ khuyên người bệnh chăm sóc sức khỏe tại nhà, không cần dùng thuốc.
Trong trường hợp bệnh nhân bị đau dạ dày nặng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kết hợp với chăm sóc tại nhà. Người bệnh đau dạ dày nên:
- Loại bỏ stress ra khỏi cuộc sống;
- Giữ đầu óc thoải mái, lạc quan;
- Ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Tăng cường ăn nhiều trái cây tươi, rau củ tươi, thịt nạc,… Tránh ăn thức ăn cay nóng, thức ăn có vị chua, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,…;
- Ăn uống khoa học: đúng giờ, không bỏ bữa, nhất là bữa ăn sáng;
- Uống trà gừng hoặc nước ấm pha mật ong với bột nghệ cũng giúp sát khuẩn, làm lành vết loét trong dạ dày;
- Không dùng rượu bia, hạn chế cà phê, thuốc lá;
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
Phẫu thuật
Trong trường hợp dạ dày của bệnh nhân bị viêm loét nặng, viêm loét bán phần hoặc ⅓, có nguy cơ hoại tử, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật điều trị. Bác sĩ chuyên khoa sẽ cắt bỏ phần dạ dày bị viêm loét hư hỏng, để tái tạo một dạ dày mới. Tuy nhiên lúc này dạ dày sẽ có kích thước nhỏ hơn neen người bệnh sau khi phẫu thuật mổ dạ dày cần thận trọng trong việc ăn uống.
Lưu ý, phương pháp phẫu thuật dạ dày chỉ áp dụng cho trường hợp viêm loét dạ dày quá nặng, mọi phương pháp nội khoa đều không thể chữa khỏi.