Cây dứa dại là một vị thuốc quý mọc xung quanh ta, ngoài tác dụng điều trị bệnh sỏi thận, cây còn là một cây được sử dụng nhiều trong đời sống chúng ta.
Nội dung chính
Cây dứa dại là một vị thuốc quý mọc xung quanh ta
Tìm hiểu đặc điểm của cây dứa dại
Cây mọc hoang ở bờ suối, ven đê. Ngoài ra dứa dại còn được trồng ở nhiều nơi để làm hàng rào để ngăn châu bò. Nhiều nơi còn trồng dứa dại để lấy lá dệt đồ thổ cẩm, chiếu. Đọt non dứa dại còn được dùng để ăn.
Theo Đông y, quả dứa dại có vị ngọt, tính bình, chứa các thành phần như Ancaloit, Sterol, Tecpenoit, Pandanus, Amaryllifioliu và các axit hữu cơ,…
Cách làm bài thuốc từ quả dứa dại chữa bệnh sỏi thận
Theo Đông y, thực chất mọi bộ phận trên cây dứa dại đều có khả năng chữa trị sỏi thận chứ không riêng gì phần quả.
- Đọt dứa có tính hàn, vị thanh ngọt. Bộ phận này có tác dụng tán nhiệt, tán sỏi, thải độc.
- Hoa dứa tính hàn, có tác dụng khá tốt cho các bệnh liên quan đến tiểu tiện, viêm đường tiết niệu…
- Rễ dứa thường được phơi khô để sắc thuốc uống trị các bệnh liên quan đến thận, trong đó có sỏi thận.
- Quả dứa dại chữa bệnh sỏi thận thường được phơi khô trước khi sử dụng. Tác dụng nổi bật nhất là thông khí, bổ huyết, giải độ, tán sỏi.
Theo y học cổ truyền, sỏi thận hình thành là do các khoáng chất từ nước tiểu tích tụ lâu ngày hoặc do người bệnh thường xuyên nhịn tiểu. Điều này khiến các chất cặn bã lâu ngày dồn lại thành viên sỏi. Vì thế, nếu muốn loại bỏ sỏi ra khỏi thận, người bệnh phải dùng các loại thuốc hoặc thực phẩm lợi tiểu. Trong khi đó, quả dứa dại khá nổi tiếng với tác dụng lợi tiểu.
Để làm bài thuốc trị sỏi thận từ quả dứa dại, bạn hãy chọn những quả lành lặn, không bị sâu mọt, rửa sạch, thái mỏng rồi đem phơi khô. Sau đó, bạn mang những lát dứa khô đem sắc hoặc hãm với trà uống trong ngày. Uống nước trà từ quả dứa dại đều đặn sẽ giúp giảm tình trạng sỏi thận, tiểu rắt hoặc đau buốt khi đi tiểu (tiểu buốt).

Lưu ý khi dùng quả dứa dại chữa bệnh sỏi thận
Các bài thuốc trị sỏi thận được bào chế từ quả dứa dại chỉ áp dụng cho những người bệnh nhẹ. Tức là khi kích thước viên sỏi còn nhỏ hoặc mới bắt đầu phát bệnh. Trong thời gian sử dụng, người bệnh cần kiên trì và theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu thay đổi của cơ thể. Người mắc bệnh sỏi thận nặng cần đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa đề nghị phương pháp điều trị phù hợp.
Tuyển sinh lớp Y sĩ Y học Cổ truyền tại TPHCM
https://truongcaodangduocsaigon.edu.vn/dang-ky-tuyen-sinh.html
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn học Y sĩ Y học cổ truyền của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn. Hãy liên hệ số điện thoại tư vấn tuyển sinh 07.6981.6981 - 09.6881.6981