Y học cổ truyền bài thuốc bổ khí của hải thượng lãn ông

Bác sĩ Y học cổ truyền giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ bài thuốc Y học cổ tryền bổ Tỳ dương và bổ Vị của hải thượng lãn ông Lê Hữu Trác.

htlo

Bác sĩ Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ thức ăn (thủy cốc) sau khi theo thực quản vào Vị (dạ dày) sẽ được Vị nghiền nát và nhiệt của Tỳ dương (Tụy) chưng cất thành Tinh khí, Tinh khí này được chuyển xuống tạng thận, kết hợp với tinh Tiên thiên (tinh cha huyết mẹ) được Thận tràng giữ gọi là “Thận tàng tinh” Hai tinh ấy được thận hóa thành Nguyên khí và Chính khí

- Nguyên khí được lưu lại trong thận để sinh ra huyết, xương, tủy, sinh ra tinh khí (tinh dịch và tinh trùng đối với nam, âm dịch và trứng đối với nữ). Con người có tính cách một phần phụ thuộc tinh tiên thiên nên cha mẹ khỏe thì sinh con khỏe còn gọi là gen di truyền.

- Chính khí được đưa lên Phế (phổi) theo đường Tam tiêu kết hợp với khí trời biến thành Tông khí. Tông khí bao gồm 2 loại khí là Dinh khí và Vệ khí.

- Dinh khí có tính hiền, là khí mang dinh dưỡng đi trong huyết quản dẫn huyết, khí đi nuôi cơ thể, các tạng phủ và lấy trọc khí về để thải bỏ.

- Vệ khí sau khi được hình thành, vì bản tính nhanh mạnh sẽ chạy bên ngoài lòng kinh mạch, phát tán ra ngoài đến tấu lý rồi bì mao, có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhâp của ngoại tà, nuôi dưỡng lớp bì mao tấu lý, điều hòa đóng mở bì khống (lỗ chân lông), điều hòa thân nhiệt qua việc tiết mồ hôi. Khi cơ thể gặp tà khí Vệ khí liền đóng ngay các lỗ chân lông làm ta cảm thấy “nổi da gà”.

Ban ngày Vệ khí xuât dương nên vượng ở phần biểu (phần ngoài thân thể, dưới da), ban đêm Vệ khí nhập âm nên vượng ở phần lý (phần trong thân thể) vì vậy ban đêm khi ngủ nên mặc áo và tránh nơi gió lùa vì lúc này vệ khí nhập âm nên khả năng bảo vệ của cơ thể bị giảm xuống, sự đóng mở của lỗ chân lông bị bỏ ngỏ nên ban đêm dễ bị tà khí xâm nhập dân gian gọi là trúng gió.

Nguyên nhân của chứng khí hư, cơ thể suy yếu là gì?

Cơ thể suy nhược do Vệ khí yếu không đủ để bảo vệ cơ thể, nguyên nhân chính là Tỳ, Vị bị hư không cung cấp đủ Tinh chất cho Phế nên Tông khí bị giảm hụt.

Thủy cốc sau khi nhập Vị được Vị nghiền nát và được hỏa của Tỳ dương nung nấu để chưng cất thành tinh khí. Lúc này Vệ khí đóng các nguồn dinh dưỡng đi đến các cơ bắp nên sau khi ta ăn xong sẽ cảm thấy muốn nghỉ ngơi và mi mắt muốn sụp xuống, vì lúc này cơ nhục bị thiếu dinh dưỡng. Nếu cố gắng hoạt động sẽ ảnh hưởng đến Tỳ Vị (ông bà hay nói: ăn xong mà chạy nhảy sẽ bị đau bao tử là vì vậy). Vị tính ghét táo và ghét thấp nên các loại thủy cốc có tính táo và thấp sẽ làm Vị bị hư. Tỳ ưa táo mà cũng ghét thấp nên các loại thủy cốc có tính thấp cũng gây hại cho Tỳ

thuocnam

Y học cổ truyền bài thuốc bổ khí của hải thượng lãn ông

Bài Bổ dương thoái lao thang: bạch truật 8g, cam thảo (chích) 2g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, mạch môn 4g, ngũ vị tử 1,2g, nhân sâm 8g, qui thân 6g, trần bì 3,2g.

Bài thuốc có tác dụng: bổ dương khí, trị chứng dương khí của phế, thận đều hư dẫn đến hư lao sinh chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, ăn ngủ kém, sợ lạnh…

Cách dùng: ngày uống 1 thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn hoặc lúc đói.

Bài Bổ dương tiếp âm phương: bạch truật (sao hoàng thổ) 60g, sâm bố chính (sao với gạo) 40g, nếu không có sâm bố chính dùng bạch sâm cao ly, chích thảo 2g, phụ tử (chế) 6g, thục địa 40g, bào khương (gừng đã luộc) 3 lát.

Bài thuốc có tác dụng: Đại bổ khí, dưỡng huyết trị chứng hư lao, sợ lạnh, ho hen, đờm dãi tắc nghẽn ở họng và chân thủy không thông lợi, cơ thể đen gầy, ăn ngủ kém, tiểu tiện bí hoặc đái dắt, đại tiện phân lỏng.

Cách dùng: ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày uống trước khi ăn, hoặc lúc đói.

Trên đây là những chia sẻ của Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn chúc các bạn có một sức khỏe tốt.

Xét tuyển trực tuyến