Nấm lông nhím không chỉ là thực phẩm mà trong Y học cổ truyền nấm lông nhím còn là một dược liệu chữa bệnh đường tiêu hóa cực kỳ hiệu quả. Cùng Bác sĩ Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu bài thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa từ nấm lông nhím.
Nội dung chính
Nấm lông nhím là gì?
Nấm lông nhím còn gọi là nấm sư tử, nấm hầu thủ. Chúng thường mọc trên các thân cây gỗ tán rộng bị mục nát.
Các hợp chất trong nấm có tác dụng chống ôxy hóa, điều chỉnh nồng độ lipid máu và giảm lượng đường trong máu. Nhiều nghiên cứu cơ bản của các nhà khoa học đã chứng minh rằng nấm lông nhím có hiệu quả điều trị tốt trên bệnh Alzheimer, ngăn cản quá trình lão hoá và phục hồi các neuron thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch, các chất chiết xuất từ nấm lông nhím có khả năng chống sự hình thành các khối u, ức chế tế bào ung thư gan, ung thư dạ dày, thực quản và ung thư da...
Y học cổ truyền bài thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa từ nấm lông nhím
Điều trị đau dạ dày mạn tính, hẹp môn vị, hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư ruột: Nấm lông nhím 20g, cắt lát, nấu với 2- 3 lít nước sôi, ăn cái, uống nước.
Chữa đau dạ dày - tá tràng: Nấm lông nhím 30g, sơn dược 20g, bạch truật 20g, hạt sen 15g, trần bì 15g, biển đậu 15g, ý dĩ 25g. Sắc uống.
Chữa mất ngủ, ngủ không sâu, tâm thần bất an: Nấm lông nhím 30g, bá tử nhân 15g, toan táo nhân 15g, dạ giao đằng 15g. Sắc uống.
Chữa đau dạ dày, loét dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, dự phòng khối u: Nấm lông nhím 10g, nấm mèo trắng 5g, sơn tra 5g, sơn dược 10g, men rượu 1g. Sắc uống.
Trị viêm loét dạ dày, ruột, tiêu hóa kém: Nấm lông nhím 10g, nấm linh chi 5g, sắc uống trong ngày.
Các bài thuốc trên dùng liền 2-3 tháng để phòng trị bệnh có hiệu quả và tăng cường sức khỏe.
Bồi bổ cơ thể, điều trị suy nhược thần kinh, hồi phục sức khỏe sau sinh: nấm lông nhím tươi 200g (khô 20g), thịt nạc, tôm 100g, dầu vừng, hành gia vị vừa đủ, nấu mềm nhừ, ăn nóng.

Trên đây là chia sẻ của Bác sĩ Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chúc các bạn có một sức khỏe tốt.