Y học cổ truyền bài thuốc chữa bệnh từ cây lan gấm

Lan gấm trong Y học cổ truyền có vị ngọt, tính mát, tác dụng bổ âm nhuận phế, làm tăng cường sức khỏe, làm khí huyết lưu thông, làm mát phổi, mát máu, an thần. Cây thuốc có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm phế quản, viêm gan mạn tính, chữa các chứng bệnh như ho khạc ra máu, thần kinh suy nhược...

cay-lan-gam

Cùng tìm hiểu về cây lan gấm

Lan gấm cũng như cây quả khác có nhiều tên khác nhau như lá gấm, Mộc sơn thạch tùng, Kim tuyến liên, tên khoa học là Anoechilus Roxburglihayata thuộc họ Lan (Orchidaceae).Là loài địa lan, thân bò rồi đứng, thường thấy mọc hoang tại nhiều nơi thuộc các vùng núi như vùng rừng già tại Lâm Đồng, Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương, Di Linh... của nước ta.

Ngoài ra cũng thấy cây lan gấm phân bố ở nhiều nước khác như Trung Quốc tại Đài Loan, nơi đây được xem như là một loại thuốc nổi tiếng và vô cùng quý giá, nên bày bán nhiều trong các hiệu thuốc Đông dược.

Y học cổ truyền bài thuốc chữa bệnh từ cây lan gấm

Trị chứng đau lá lách: Theo đơn thuốc của trung y Trịnh Mộc Vinh tại Đài Loan có nói: Sử dụng kim tuyến liên 20 phân, chi tử 20 phân, rễ đạm trúc diệp 20 phân, sắc uống.

Làm mát máu, nhuận phổi, trị bệnh phổi: Lấy kim tuyến liên 20 phân, sắc uống với nước đường (theo đơn thuốc của ông trung y Khưu Tải Phúc, Đài Loan).

Làm mát máu, trị bệnh tăng huyết áp: Lấy kim tuyến liên 20 phân, sắc lấy nước thuốc uống với nước đường (theo đơn thuốc của trung y Đài Loan ông Diệp Hải Ba).

Trị thổ huyết, bệnh phổi: Dùng kim tuyến liên 20 phân hầm với thịt nạc ăn (theo các trung y tại Đài Loan: Ông Vương Chánh Hùng, ông Hà Thiên Tống và ông Trần Bỉnh Diêu).

Theo Y học cổ truyền ở nước ta:

Chữa ho khạc ra máu: lan gấm 30g, mạch môn 25g, huyền sâm 20g, ngưu tất 15g, quyết minh tử 15g, hoài sơn 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống liền 5 - 7 thang.

Chữa thần kinh suy nhược, gây mất ngủ: lan gấm 25g, hoa thiên lý 10g, hoa nhài 12g, tâm sen 8g, mạch môn 15g, huyền sâm 10g, ngưu tất 8g, quyết minh tử 20g, hoài sơn 12g, cam thảo đất 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trong ngày. Cần uống 3 - 5 thang.

Chữa kém ăn: lan gấm 25g, hoài sơn 10g, liên nhục 8g, sơn tra 6g, trần bì 5g, huyền sâm 20g, quyết minh tử 5g. Sắc lấy nước thuốc chia 3 lần uống trong ngày (ngày 1 thang), cần uống 5 - 7 thang liền.

Tinh-hoa-bai-thuoc-nam-truong-cao-dang-duoc-sai-gon

Tuyển sinh lớp Y sĩ Y học Cổ truyền Sài Gòn

Nếu bạn có nhu cầu học Y sĩ Y học cổ truyền. Hãy liên hệ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ số 215 D+E Nơ Trang Long – Quận Bình Thạnh - Thành Phố Hồ Chí Minh.

☎ Hotline: 07.6981.6981 - 09.6881.6981.   Zalo tư vấn: 09.6881.6981

Xét tuyển trực tuyến