Y học cổ truyền bài thuốc chữa bệnh từ cây nhội

Cây nhội trong Y học cổ truyền có vị hơi cay, chát, tính mát; tác dụng hành khí, hoạt huyết, tiêu thũng, giải độc. Cùng Bác sĩ Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu bài thuốc chữa bệnh từ cây nhội.

nhoi

Cùng tìm hiểu về cây nhội

Bác sĩ Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ cây nhội còn có tên thu phong, trọng dương mộc, cây quả cơm nguội... Tên khoa học Bischofia trifoliata (Rixb) Hook. f. hoặc Bischofia javanica Blume.Họ Euphorbiaceae. Cây mọc hoang trong rừng và được đưa về thành phố lấy bóng mát. Ngọn, lá non thái nhỏ, rửa kỹ xào hay nấu canh; một số nơi dùng lá non ăn gỏi cá. Trước đây, cây ít được sử dụng làm thuốc. Hiện nay được quan tâm nhiều.

Trong lá non có nước, protid, glucid, chất xơ, caroten, vitamin C; các triterpenoid: friedelin, friedelinol, epifriedelinol...; các flavonoid: quercetin, quercitrin fisetin và các dẫn chất; các steroid: stigmasterol, ß-sitosterol, ß-sitostenon. Trong vỏ thân chứa tanin, hạt chứa dầu thô. 

Y học cổ truyền bài thuốc chữa bệnh từ cây nhội

Chữa tiêu chảy: 20 - 40g lá khô hay 40 - 60g lá tươi sắc nước uống trong ngày.

Chữa khí hư, bạch đới, viêm âm đạo, lở ngứa: lá tươi 50 - 80g sắc nước uống hoặc sắc lấy nước đặc, thêm ít phèn chua hay hòa thêm 1 - 2 viên klion (metronidazole) để ngâm rửa. Có thể nấu cao đặc để bôi.

Chữa dị ứng do thuốc mỡ, tiếp xúc hóa chất, lở ngứa như ghẻ ruồi do tắm nước bẩn (nước ao tù): lá nhội 2 phần, nghể răm 1 phần, nấu nước tắm khi nước còn nóng, dùng lá chà xát khắp người.

Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng bài thuốc Y học cổ truyền: Lá nhội và lá cây dâu da đều 50g, giã nhỏ trộn với ít dấm, bôi chữa dị ứng, mẩn ngứa, mụn nhọt.

Yhct-truong-cao-dang-duoc-sai-gon-22-1

Tuyển sinh lớp Y sĩ Y học Cổ truyền Sài Gòn

Nếu bạn có nhu cầu học Y sĩ Y học cổ truyền. Hãy liên hệ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ số 215 D+E Nơ Trang Long – Quận Bình Thạnh - Thành Phố Hồ Chí Minh.

☎ Hotline: 07.6981.6981 - 09.6881.6981.   Zalo tư vấn: 09.6881.6981