Y học cổ truyền bài thuốc trị đau đầu, cảm mạo hiệu quả từ mạn kinh tử

Mạn kinh tử trong Y học cổ truyền có tác dụng trị cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, đau vùng thái dương, đau nhức trong hốc mắt, hoa mắt, chóng mặt, cao huyết áp.

man-kinh-tu

Tìm hiểu về cây mạn kinh tử

Mạn kinh thuộc loại cây nhỏ, cao tới 1m, cành non có 4 cạnh được phủ lớp lông mềm. Lá kép với 3 lá chét (V.trifolia) hoặc lá đơn (V.rotundiflolis), mặt trên nhẵn, mặt dưới có nhiều lông nhỏ, màu trắng bạc. Hoa màu lơ nhạt mọc thành chùm xim ở đầu cành, hoặc phía dưới cuống lá. Quả hình cầu nhỏ, đường kính khoảng 2-3mm, mặt ngoài màu xám, phủ nhẹ lớp phấn màu trắng tro, thể chất nhẹ song cứng, có mùi thơm nhẹ đặc trưng.

Thành phần dược lí của mạn kinh tử

Khi quả chín, người ta thu hái về, phơi khô, hoặc sấy khô ở nhiệt độ không quá 600 C để làm thuốc. Mạn kinh tử chứa tinh dầu, trong thành phần chủ yếu là camphen, α – pinen, β – pinen, diterpen alcol, terpenylaxetat.

Ngoài ra, còn có flavonoid casticin, vitamin A và alcaloid. Dịch sắc và dịch chiết cồn của cây thuốc có tác dụng với các chủng vi khuẩn gram dương, như Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus cereus, Sarcina lutea, còn tác dụng ức chế tụ cầu vàng Staphylococus aureus.

Y học cổ truyền bài thuốc trị đau đầu, cảm mạo hiệu quả từ mạn kinh tử

Cảm nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ: mạn kinh tử 16g, cúc hoa, chi tử, mỗi vị 12g, kinh giới 10g, xuyên khung 4g. ngày 1 thang dưới dạng thuốc sắc.

Thiên đầu thống, hoặc đau nửa đầu: mạn kinh tử 10g, cúc hoa 8g, xuyên khung 4g, tế tân, bạch chỉ, mỗi vị 3g. Sắc ngày một thang, chia 3 lần uống.

Mắt đau sưng đỏ, có màng che, chói mắt: mạn kinh tử 12g, thảo quyết minh, xa tiền tử, sung úy tử (hạt ích mẫu), lượng bằng nhau (10-12g). Dùng dưới dạng thuốc bột, ngày 2 lần, mỗi lần 8-10g.

Empty

Trên đây là chia sẻ của Bác sĩ giảng viên Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chúc các bạn có một sức khỏe tốt.

Xét tuyển trực tuyến