Rau sam trong Y học cổ truyền có vị chua, tính lạnh, vào đại tràng, can và thận. Rau sam có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát máu, tán huyết tiêu thũng. Được sử dụng trong các bài thuốc trị hội chứng lỵ, viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt lở ngứa.
Nội dung chính
Y học cổ truyền bài thuốc trị lỵ, sỏi tiết niệu từ rau sam
Chữa lỵ:
Bài 1: Rau sam 100g, cỏ sữa nhỏ lá 100g, Sắc uống trong ngày; nếu đi ngoài ra máu, thêm cỏ nhọ nồi 20g, rau má 20g.
Bài 2: Rau sam 20g, cỏ nhọ nồi 20g, lá nhót 20g, búp ổi 20g. Phơi hay sấy khô, tán bột mịn, làm hoàn. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 15g.
Bài 3: Rau sam 50g, cỏ sữa nhỏ lá 50g, chỉ xác 20g, binh lang 20g, lá trắc bá 20g, vỏ rụt 20g, hoa hòe 20g. Sấy khô, tán bột. Mỗi ngày uống 20g với nước vối.
Cháo rau sam: rau sam tươi 100g - 200g, gạo tẻ 90g. Cả 2 nấu cháo, thêm bột gia vị, ăn khi đói. Dùng tốt cho người có hội chứng lỵ xuất huyết.
Rau sam xào: rau sam 250g xào với dầu thực vật, thêm bột gia vị. Dùng cho người có hội chứng lỵ.
Bài thuốc Y học cổ truyền chữa tiểu buốt, tiểu ra máu:
Nước ép rau sam: rau sam 100g rửa sạch để ráo, giã nát, thêm nước sôi để nguội vắt lấy 100ml, thêm ít đường trắng khuấy đều. Ngày làm 3 lần. Dùng tốt người bị viêm đường tiết niệu, mụn nhọt, lở ngứa.
Nước ép rau sam hoà mật: nước ép rau sam 60 - 100ml đun vừa sôi, thêm 20ml mật ong khuấy đều uống. Dùng tốt cho sản phụ sau đẻ đau quặn bụng, tiểu rắt buốt.
Chữa xích bạch đới:
Rau sam 100g, lòng trắng trứng gà 2 quả. Rau sam giã nát vắt lấy nước, thêm lòng trắng trứng vào; hấp chín. Ăn trong ngày, dùng liền 3 - 5 ngày.
Kiêng kỵ: Người hư hàn tiết tả (tiêu chảy) không dùng.

Tuyển sinh lớp Y sĩ Y học Cổ truyền Sài Gòn
Nếu bạn có nhu cầu học Y sĩ Y học cổ truyền. Hãy liên hệ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ số 215 D+E Nơ Trang Long – Quận Bình Thạnh - Thành Phố Hồ Chí Minh.
☎ Hotline: 07.6981.6981 - 09.6881.6981. Zalo tư vấn: 09.6881.6981